
Một nhóm “thủ lĩnh” nông dân ở Đồng Tháp mới được trao tặng những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) để phục vụ việc nâng giá trị nông sản của chính mình. Đây là hoạt động tích cực tiếp cận nông nghiệp 4.0. Nếu muốn “kích hoạt” nông sản Việt phát triển mạnh hơn trong tương lai, không ai khác hơn, phải từ chính những nông dân biết tận dụng thế mạnh công nghệ mới.
Buổi lễ tôn vinh Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2018 tổ chức ở Tp.HCM hôm 7/2 vừa qua đọng lại nhiều ý nghĩa không chỉ đến từ sự ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp (DN) trong ngành nông sản, mà còn ở chi tiết các nông dân tiêu biểu thuộc Hội quán nông dân Đồng Tháp (một mô hình làm nông nghiệp rất mới mà Thủ tướng từng đến thăm) được Bộ KH&CN trao tặng những chiếc smartphone để phục vụ việc nâng giá trị nông sản.
Nông dân “gõ gõ, quẹt quẹt”
Như chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan – người dành nhiều tâm huyết cho việc phát triển DN nông nghiệp ở tỉnh này, với những thiết bị điện thoại thông minh sẽ tạo điều kiện để “kích hoạt” người nông dân lên, để họ tiếp cận dần với nền nông nghiệp 4.0.

Theo lời ông Hoan, qua nhiều năm đồng hành cùng các DN và cùng trăn trở với người nông dân, ông thấy một trong những điểm nghẽn trong sự phát triển nông sản là một đội ngũ đông đảo nông dân còn rất mơ hồ, rụt rè, e dè trước công nghệ mới nếu như thiếu đi những chương trình hỗ trợ để “kích hoạt” cho họ.
Để mang lại sự hữu ích khi nông dân sử dụng các thiết bị cảm biến kết nối internet (IoT) trong sản xuất, ông Hoan cho biết sẽ có nhóm chuyên gia xung kích tập huấn những tiện ích cho những nông dân này. Từ đó, chẳng hạn từ khâu đơn giản nhất là các nông dân có thể “gõ gõ, quẹt quẹt” qua điện thoại để tìm kiếm thông tin về cách chăm sóc giống vật nuôi, cây trồng, về thị trường nông sản, liên hệ với nhà khoa học, với các DN… chỉ nằm “trong tầm tay”.
“Chúng ta cần làm sao để hàng triệu người nông dân Việt Nam không bị bỏ rơi trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 và đừng để họ sống trong những ốc đảo của tri thức”, ông Hoan nhấn mạnh.
Nếu nói về những thành quả từ việc ứng dụng điều khiển từ xa trong nông nghiệp, có thể kể đến trường hợp điển hình như nông dân Nguyễn Ngọc Sinh với trang trại nấm linh chi ở An Giang.
Nhờ ứng dụng smartphone, anh biết được nhiệt độ và độ ẩm của trại nấm. Qua đó, giúp tăng năng suất hơn 30% so với phương pháp thông thường cũng như tiết kiệm được thời gian, công sức tưới hàng ngày và đo đạc được các chỉ số an toàn.
Một số nông dân tại Lâm Đồng cũng đã dùng smartphone để chăm sóc trang trại rau quả từ xa mà không cần có mặt trực tiếp trên đồng ruộng. Thông qua đó có được độ chính xác trong sử dụng nước tưới, phân bón, chi phí đầu tư cho cây trồng giảm và nhân công cũng giảm, giúp họ tiết kiệm và tăng thu nhập, bảo vệ môi trường nước.
Cần doanh nghiệp vào cuộc
Mặc dù vậy, đó vẫn chỉ là những trường hợp ít ỏi. Còn thực tế, con số những nông dân áp dụng công nghệ mới, nhất là IoT vẫn chưa thực sự phổ biến. Vấn đề đặt ra là làm sao để người nông dân hiểu và tận dụng nguồn tài nguyên mạng, phục vụ cho việc nâng cao giá trị nông sản của chính mình.
Như khuyến nghị gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB), trong ngành nông nghiệp, Việt Nam cần tăng cường hiệu quả tiếp thu công nghệ, không chỉ của nông dân mà của cả các DN kinh doanh nông nghiệp vừa và nhỏ. Khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân và DN kinh doanh nông nghiệp hiện đang là một khâu yếu trong hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp của nhiều nước chuyển đổi, trong đó có Việt Nam.
Các chuyên gia WB cho rằng do DN còn thiếu năng động trong việc nắm vững các quy trình, công cụ mới nên dẫn đến những khiếm khuyết trong hệ thống đổi mới sáng tạo. Theo đó, việc phát triển các công nghệ mới hay cách làm mới bị tách rời khỏi hoạt động của DN, hoặc DN chỉ tham gia hạn chế trong các quy trình đổi mới sáng tạo.
Đây chính là kết quả của quan niệm hay thực tế là quá trình tiếp thu công nghệ còn tách rời khỏi đổi mới sáng tạo, làm cho DN có năng lực thấp trong tiếp thu và phát triển công nghệ. Sự cách biệt này hạn chế khả năng vừa làm vừa học của DN, cũng như khả năng định hình những công nghệ phù hợp với nhu cầu thường nhật của DN.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng góp phần làm giảm khả năng tiếp thu công nghệ của DN như thiếu đầu tư, nhất là đầu tư mạo hiểm, thiếu hỗ trợ trong xây dựng kế hoạch kinh doanh và chiến lược tiếp thị, và đặc biệt là thiếu công cụ và tinh thần dám chấp nhận rủi ro.
Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Giám đốc R&D Viện Kinh tế và Quản lý Tp.HCM, cho rằng để dần dần có lộ trình trở thành nền nông nghiệp 4.0 thì phải đầu tư kiến thức và thay đổi nhận thức cho nông dân, DN nhỏ về định hướng, chính sách nông nghiệp hiện đại và thông minh.
Nông dân, các chủ DN cũng phải chủ động tìm hiểu kho thông tin, bởi ngành nông nghiệp vốn có hệ thống tư vấn nhiều nhất trong các ngành và trải rộng trong cả nước.
“Nông dân và các DN nông nghiệp cũng phải tự “thoái vốn” ở những lĩnh vực không hợp lý, không phải chuyên môn, thế mạnh của mình để đầu tư vào giá trị cốt lõi nhằm hướng đến nông nghiệp 4.0. Nếu mình mạnh về vật nuôi, cây trồng nào đó thì hãy tập trung dùng hết công nghệ, sức lực để học tập, đầu tư cho nó”, ông Dũng lưu ý.
Thế Vinh
-
Nông dân Thủ đô nhận được nhiều hỗ trợ từ Hội
-
Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi
-
CLB “Nông dân triệu phú, tỷ phú” chia sẻ kinh nghiệm, liên kết sản xuất, giúp đỡ hộ nghèo
-
Tỷ phú nông dân tuổi Mão làm giàu từ trồng lan
- Tiếp tục học hỏi, làm giàu cho gia đình và quê hương
- Hỗ trợ sinh kế để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững
- Quảng Trị: Đồng thuận bảo vệ môi trường
- Tăng đồng thuận nhờ “Cà phê pháp luật”
- Cần cải thiện môi trường đầu tư để hút vốn FDI vào nông nghiệp
- Nông dân Quảng Bình chung tay bảo vệ môi trường biển
- Bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững
-
Ngành y tế cần xác định những vấn đề ưu tiên, cấp bách, tập trung xử lý dứt điểmĐây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc với Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều 30/1.
-
Bộ GD&ĐT thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT chia sẻ một số thông tin xung quanh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
-
Làm rõ thêm về tác động, bản chất, vai trò, vị trí của kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) Nghị quyết 20- NQ/TW ngày16/6/2022 đã nêu: Kinh tế tập thể là thành phần quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững.
-
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trước kỳ điều hành 2 ngàyGiá xăng E5RON92 tăng 977 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 993 đồng/lít; giá các loại dầu tăng từ 568 – 890 đồng/lít/kg.
-
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19Ngày 30/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích, mở đầu du lịch năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mồng 08/1), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2023.
-
Thủ tướng đôn đốc các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu LongNgày 30/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
-
Thị trường bất động sản 2023: Khó khăn đi kèm cơ hội phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hơn những năm vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn trầm lắng khi chịu tác động kép từ đại dịch Covid 19 lẫn những biến động về tình hình xã hội liên quan đến tiêu cực từ những doanh nghiệp lớn của ngành BĐS. Thêm vào đó, năm 2022 với chính sách siết nguồn tín dụng đối với BĐS của các tổ chức ngân hàng càng làm lượng giao dịch của thị trường BĐS hầu như giảm đến 95% so với thời điểm trước đây.
-
Chủ tịch Quốc hội: Người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc thực hiện cho kỳ được vấn đề cốt lõi nhất là những người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừng.
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mùng 8/1) hàng trăm người dân địa phương tập trung tại xã Bắc Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) tham gia “Ngày hội xuống đồng” của đồng bào người Thái.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh