Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Nghệ An thiệt hại do thiên tai khoảng 667 tỷ đồng trong năm 2023

Bùi Ánh - 17:00 02/04/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Là địa phương hàng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai, Nghệ An luôn trong thế gồng mình phòng, chống sự hà khắc của thiên nhiên. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, các khu vực miền núi của tỉnh Nghệ An thường phải chịu cảnh lũ ống, lũ cuốn.

Theo đánh giá của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An, năm 2023 thiên tai trên địa bàn diễn biến phức tạp. Trong đó, một số đợt thiên tai lớn, gây hậu quả nghiêm trọng tập trung vào các loại hình thiên tai như mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét

Thời tiết cực đoan khiến tỉnh Nghệ An thiệt hại do thiên tai khoảng 667 tỷ đồng năm 2023

Theo thống kê, năm 2023 toàn tỉnh tổng cộng có 22 đợt không khí lạnh; 3 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt; 36 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ. Đặc biệt, địa phương này phải hứng chịu 1 đợt mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng ảnh hưởng lớn đến sản xuất của ngành nông nghiệp.

Nói đến thiên tai gây thiệt hại nặng cho các địa phương năm 2023 ở Nghệ An phải kể đến huyện nghèo miền núi Quỳ Châu. Với lượng mưa lớn kéo dài khiến Quỳ Châu ngập trong biển nước, hạ tầng giao thông và nhiều công trình phụ trợ hư hỏng nặng, chỉ tính riêng đợt lũ tháng 9 năm 2023 đã thiệt hại ước tính gần 200 tỷ đồng. Đó cũng là con số lớn góp phần tăng thêm thiệt hại do thiên tai cho tỉnh Nghệ An năm 2023 lên tới khoảng 667 tỷ đồng.

Chỉ sau một đợt thiên tai ngắn ngủi, nhiều người dân miền núi Nghệ An rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất"

Con số thiệt hại khá lớn, nhưng tỉnh Nghệ An mới chỉ bố trí được hơn 140 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2023. Thiếu nguồn lực nên việc phân bổ rất nhỏ giọt, cơ bản không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Các loại hình thời tiết cực đoan xuất hiện dồn dập đã tác động nghiêm trọng đến đời sống dân sinh và kinh tế xã hội. Qua thống kê của cơ quan chức năng, có 3 người chết, nhiều người bị thương; gần 800 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, nhiều nhà phải di dời khẩn cấp; nhiều công trình hạ tầng, giao thông, hồ đập bị hư hỏng nặng; sản xuất bị đình trệ,…

Cuộc sống người dân Nghệ An bị đảo lộn vì mưa lũ. Ảnh: Bách Dương

Với 140 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục thiên tai của tỉnh, chưa thể đáp ứng với nhu cầu của thực tế. Hiện nay, Nghệ An mới bố trí 2 tỷ đồng đầu tư theo lệnh khẩn cấp xây dựng cầu Khe Chui và đường 2 đầu cầu tại xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ; 17 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc hệ thống đê điều do địa phương quản lý; 30,5 tỷ hỗ trợ sửa chữa các công trình ách yếu; 25 tỷ bảo dưỡng các công trình bão lụt; 2 tỷ xây dựng điểm canh đê và làm kho vật tư dự trữ phòng chống lụt bão tại thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương (giai đoạn 1); gần 4 tỷ dùng sửa chữa, nâng cấp Bara Nghi Quang thuộc hệ thống thuỷ lợi Nam…

Đầu năm 2024, miền núi Kỳ Sơn đã phải hứng chịu thiệt hại do mưa đá, gió lốc

Dư âm của năm 2023 chưa giải quyết xong thì mới đây, thời tiết cực đoan đã "ghé thăm" huyện miền núi Kỳ Sơn ngày 28/3/2024, với mưa đá, lốc xoáy làm hư hỏng 54 căn nhà của các hộ dân ở xã Mỹ Lý.

  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".