Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024:
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Chăm
9 tỉnh tham gia ngày hội tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm
Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước", Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 nhằm tuyên truyền, quảng bá với các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu du lịch trọng điểm của các tỉnh thuộc khu vực này.
Theo Bộ VHTTDL, với mục đích tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, có sự thống nhất và hòa hợp giữa các dân tộc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào Chăm trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg của Thủ tướng 2 Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh trật tự đối với đồng bào dân tộc Chăm trong tình hình mới và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã đề ra, góp phần củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Cùng với đó, sự kiện này nhằm tuyên truyền, quảng bá với các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu du lịch trọng điểm của các tỉnh thuộc khu vực này.
Theo đó, ngày hội sẽ tổ chức trong 03 ngày dự kiến từ ngày 27 - 29/9 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận với sự tham gia của 09 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động như: Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Chăm; Trình diễn, giới thiệu nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm gốm của dân tộc Chăm; Liên hoan văn nghệ quần chúng và Trình diễn trang phục dân tộc Chăm; Triển lãm "Đặc trưng văn hóa đồng bào Chăm trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam"; Trưng bày ảnh về sắc màu văn hóa dân tộc Chăm, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; Triển lãm tranh mỹ thuật về văn hoá dân tộc Chăm...
Bộ VHTTDL cũng yêu cầu tổ chức Ngày hội phải trang trọng, quy mô gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước, của khu vực và của địa phương. Đảm bảo tính thống nhất, khoa học, linh hoạt trong công tác chỉ đạo giữa Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội.
Các nội dung hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội cần thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm, đảm bảo tính quần chúng, phong phú về loại hình, sáng tạo, đa dạng, độc đáo về nội dung.
Các chương trình tham gia Ngày hội phải được chuẩn bị chu đáo, luyện tập kỹ, có nội dung tiêu biểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân; các hoạt động mang tính cộng đồng, đề cao vai trò chủ thể văn hoá, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với yếu tố tiến bộ của thời đại. Đồng thời có ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng công tác bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm gắn với phát triển du lịch, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Chăm trong bối cảnh hiện nay.
Các cơ quan phối hợp tổ chức Ngày hội lần này gồm Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Dân vận Trung ương; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy ban Dân tộc; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Bộ Công an; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam cùng Ủy ban nhân dân 09 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội.
Thành phần chính là các Nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Chăm hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại địa bàn 09 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội (mỗi đoàn tham gia không quá 100 người). Thành phần phối hợp là một số cơ quan Trung ương; Tổng đạo diễn, các đạo diễn, nhạc sỹ, họa sỹ, kỹ thuật viên… phục vụ Lễ khai mạc - Bế mạc; Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về dân tộc Chăm; Lực lượng an ninh, y tế, tình nguyện viên, hướng dẫn viên, lực lượng phục vụ của tỉnh Ninh Thuận. Tổng các lực lượng tham gia dự kiến 1.200 người.
Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống
Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Chăm: Từ 07h30’ đến 11h00’ ngày 27/9/2024 (theo thứ tự của các tỉnh tham gia) tại Không gian trưng bày văn hóa của các tỉnh tại Khu vực Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Mỗi tỉnh lựa chọn và dàn dựng trích đoạn giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa của dân tộc Chăm có giá trị đặc sắc tiêu biểu của địa phương mình (thời lượng không quá 20 phút/tỉnh). Bộ VHTTDL yêu cầu: Phần trình diễn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa của các tỉnh được trình diễn tại Không gian trưng bày văn hóa của mỗi tỉnh. Lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống phải mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc Chăm, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay (phần trình diễn, giới thiệu phải có kịch bản, lời dẫn thuyết minh bằng tiếng Việt).
Không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương: Thời gian trưng bày từ 08h00 ngày 27/9 đến hết ngày 29/9/2024. Thời gian Hội đồng nghệ thuật đánh giá: Từ 07h30’ đến 11h30’ ngày 28/9/2024 tại Khu vực Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Ban Tổ chức bố trí 01 không gian trưng bày tối thiểu 50m2/gian cho các tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội trưng bày các biểu đồ, mô hình hiện 7 vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục dân tộc, tranh, ảnh, sách, đồ thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, kiến trúc nhà ở nhằm phản ánh: Văn hóa của dân tộc Chăm phong phú và đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam; Những thành tựu trong sản xuất, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng; Sản phẩm du lịch, điểm đến tiêu biểu của địa phương, các sản phẩm OCOP gắn với du lịch của địa phương; Trình diễn, giới thiệu các thao tác, nguyên liệu, quy trình sản xuất các nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của địa phương, các hoạt động giới thiệu tinh hoa, sản phẩm nghề thủ công truyền thống của đồng bào Chăm trên toàn quốc như nghề làm gốm, nghề dệt thổ cẩm, nhạc cụ…
Đối với riêng tỉnh Ninh Thuận: Ban Tổ chức Bố trí không gian cho các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Thuận (mỗi huyện, thành phố 01 gian hàng tiêu chuẩn) tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP của địa phương.
Tổ chức không gian Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực: giới thiệu, quảng bá nét văn hóa, ẩm thực Ninh Thuận, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ du lịch Ninh Thuận (nhà hàng, khách sạn, lữ hành, quà tặng lưu niệm du lịch…).
Trình diễn, giới thiệu nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm gốm của dân tộc Chăm: Tại Không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống địa phương. Nội dung: Giới thiệu các thao tác, nguyên liệu, dụng cụ, quy trình thêu dệt thổ cẩm thủ công truyền thống, nghề làm gốm của dân tộc Chăm tại sân khấu Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (hoặc sân khấu Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận).
Liên hoan văn nghệ quần chúng: Mỗi tỉnh, thành phố tham gia một chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ mang đậm bản sắc của dân tộc Chăm (tối đa 04 tiết mục), ưu tiên và khuyến khích các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Chăm (thời lượng từ 20 - 25 phút/chương trình/tỉnh).
Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm (Lồng ghép vào nội dung Liên hoan văn nghệ quần chúng theo thứ tự trình diễn của mỗi đoàn): Giới thiệu trang phục ngày thường, lễ hội, lễ cưới (thời lượng từ 05 - 07 phút/chương trình/tỉnh, từ 05-10 người trình diễn). Mỗi tỉnh xây dựng 01 chương trình trình diễn trang phục truyền thống, đặc trưng của dân tộc Chăm ở địa phương. Phần trình diễn phải có lời dẫn thuyết minh.
Hoạt động thể thao quần chúng: Thời gian từ ngày 27/9/2024 đến hết ngày 29/9/2024 tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Ninh Thuận và Khu vực Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Thi đấu gồm 06 môn: Kéo co, Đẩy gậy, Bóng đá (mini nam), bóng chuyền (nam), Đội nước (nữ), Việt dã (nam, nữ) và có điều lệ và lịch thi đấu riêng cho từng môn, thành phần tham gia là 09 đoàn (tỉnh, thành phố) tham gia Ngày hội.
Triển lãm “Đặc trưng văn hóa đồng bào Chăm trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”: Thời gian từ 08h00’ ngày 27/9/2024 đến hết ngày 29/9/2024 tại Khu vực Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với các nội dung: Trưng bày, giới thiệu không gian văn hóa, nghề truyền thống, trang phục, nông cụ trong lao động, các vật dụng trong đời sống sinh hoạt… của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và đồng bào Chăm nói riêng do Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận thực hiện.
Trưng bày ảnh về sắc màu văn hóa dân tộc Chăm, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước: Thời gian từ 08h00’ ngày 27/9 đến hết ngày 29/9/2024 tại Khu vực Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với nội dung: In ấn, dàn dựng, trang trí mỹ thuật dự kiến trưng bày 100 ảnh và hiện vật liên quan đến văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm.
Dự kiến, Lễ Khai mạc Ngày hội diễn ra vào 20h00’ ngày 27/9/2024 (thứ 6) với thời lượng 120 phút, dự kiến truyền hình, truyền thanh trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV8), Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Thuận.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc Ninh -
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa
- Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết