Nhạc sĩ Giao Tiên: “Tôi khó chịu khi nhiều ca sĩ thành danh sửa lời, tiết tấu nhạc của tôi”
Dù đã gần 80 tuổi nhưng nhạc sĩ Giao Tiên vẫn được vợ xem như “hoàng tử trong mơ”; ông cũng kể lại điều ân hận lớn nhất trong cuộc đời sáng tác của mình.
Đồng hành cùng Giao Tiên đến buổi quay Hãy Nghe Tôi Hát là bà Hương Xuân – người vợ của nhạc sĩ. Dù tuổi đã cao, vợ chồng nhạc sĩ Giao Tiên vẫn nhiệt tình đi từ Cam Ranh, Khánh Hòa, vào TP.HCM dự chương trình. Suốt sự kiện, cả hai luôn quấn quýt và chăm sóc nhau. Bà thi thoảng lấy nước cho chồng uống, luôn theo sát để chăm sóc ông. Cả hai kết hôn năm 1967. Họ có năm người con, một trai, bốn gái và không ai theo nghệ thuật.
Bà Hương Xuân thổ lộ, dù cho đến tuổi bạc đầu vẫn xem nhạc sĩ Giao Tiên như “hoàng tử trong mơ”, là “hoàng tử” của lòng bà. Bà còn yêu ông vì ông sáng tác nhiều nhạc hay và hết lòng thương yêu bà cho đến tận tuổi già.
Vợ Giao Tiên thổ lộ: “Đi gần hết đời vẫn xem chồng như hoàng tử trong mơ”:
https://www.youtube.com/watch?v=_3eGjHpkesM
Trước khi lấy bà Hương Xuân, vào năm 31 tuổi, nhạc sĩ Giao Tiên có yêu một cô gái, nhưng hoàn cảnh trắc trở, mối tình này đã không trọn vẹn. Vì thương nhớ người yêu, nhạc sĩ đã cho ra đời một chùm 3 ca khúc nổi tiếng: Nhớ người yêu, Thương nhớ người yêu, Lại nhớ người yêu. Giao Tiên thú nhận “ông là người nhạc sĩ suốt đời đi thương nhớ” bởi chùm ca khúc ông viết vào năm 31 tuổi, chỉ cho một mối tình và chỉ dành riêng cho một người.
“Khi hai người yêu nhau mà hoàn cảnh không cho được sum hợp, tôi nhớ thương ray rứt rồi viết bài Nhớ người yêu. Nhưng sau đó xảy ra những tình huống khác làm cho mối tình thêm bi đát, tình yêu đó dằng xé ghê gớm nên tôi tiếp tục viết Thương nhớ người yêu. Nhưng rồi tôi vẫn tiếp tục nhớ người ấy sáng, trưa, chiều, tối và lại cho ra đời ca khúc Lại nhớ người yêu để thể hiện sự thương nhớ bất diệt”, Giao Tiên kể lại mối tình không trọn vẹn với một cô gái.
Giao Tiên là một người nhạc sĩ tài hoa sáng tạo nên những giai điệu thật ngọt ngào, đậm đà tình quê hương như: Cô thắm về làng, Vó ngựa trên đồi cỏ non, Tình đẹp mùa chôm chôm, Con gái của mẹ… Một phần cuộc đời nhiều thăng trầm của Giao Tiên cũng được thể hiện qua những bản tình ca ông viết như: Nhớ người yêu, Lại nhớ người yêu, Mất nhau rồi, Yêu lầm… Người yêu nhạc qua mỗi bài ca ấy có thể biết được người nhạc sĩ này đã có thể vượt qua bao nhiêu thử thách cuộc đời, để luôn sống đẹp, sống tử tế như một nghệ sĩ chân chính. Với gần 50 năm sáng tác, ông đi qua nhiều thăng trầm cuộc đời, và thể hiện mình trong nhiều phong cách âm nhạc khác nhau.
Chặng đường sáng tác của nhạc sĩ Giao Tiên:
Trong Hãy Nghe Tôi Hát – Nhạc sĩ chủ đề tập 7, Giao Tiên xúc động khi nhìn lại bức ảnh của bản thân thời trai trẻ, đặt trên sân khấu. Giao Tiên kể bức ảnh được chụp vào năm 1974, khi ấy ông 33 tuổi. Nhìn lại gần cả đời người gắn liền với âm nhạc và sáng tác, Giao Tiên hãnh diện, và hạnh phúc vì được đông đảo người hâm mộ yêu thích và được các chương trình của Đài trong và ngoài nước mời tham dự.
Giao Tiên mong muốn thí sinh hoàn thiện các tiết mục trên sân khấu: “Thí sinh hát hay hát dở không thành vấn đề nhưng phải hát đúng lời, đúng nhạc. Các em sử dụng bài hát chính gốc thì tôi yên tâm, còn nếu lấy những bài hát trôi nổi trên mạng, sai lời, sai ý nghĩa, chệch đi tiết tấu là một điều đáng buồn”. Giao Tiên cho biết thời gian qua, ông khó chịu khi nhiều ca sĩ thành danh sửa đi một số lời, hay tiết tấu trong nhạc của ông.
Giao Tiên tiết lộ những năm gần đây ông ít sáng tác, chỉ giúp phổ nhạc cho các nhà thơ mà ông tin tưởng quý mến. Ông cùng nhà thơ Hương Vũ phổ nhạc cho thơ đến 387 bài. Việc phổ nhạc cho thơ khó hơn sáng tác vì giai điệu của thơ khác nhạc nhưng khi hoàn thành tác phẩm, khán giả rất ủng hộ như: Lá số tình, Hương sắc Cà Mau
Nhắc về việc phổ nhạc, Giao Tiên kể: “Ngày xưa, một vài người bạn ghé thăm và tặng tôi những quyển thơ chép tay. Những bài thơ không có bút danh, tôi cũng không biết tác giả là ai. Tôi phổ 5, 6 bài thành nhạc như bài Hỏi vợ ngoại thành, Bến tương tư, mang đi trình làng, phát hành. Đến tận năm 2014, tôi mới tình cờ phát hiện ra nhà thơ ấy”. Giao Tiên cho biết đây là điều ân hận của cuộc đời ông.
Nhạc sĩ Giao Tiên kể lại điều ân hận nhất của cuộc đời sáng tác:
Tiếp tục đêm thi thứ 7, Hãy Nghe Tôi Hát – Nhạc sĩ chủ đề, 5 thí sinh Đào Ngọc Sang, Tuấn Nghĩa, Hà Thúy Anh, Ngọc Trâm, Triệu Long sẽ trình diễn ca khúc của Giao Tiên. Giám khảo trong đêm thi chính là nhạc sĩ Giao Tiên, danh ca Thái Châu và “nữ hoàng nhạc rock” Ngọc Ánh.
Trailer Hãy Nghe Tôi Hát tập 7 – Nhạc sĩ Giao Tiên:
https://www.youtube.com/watch?v=7shfolLtSgA
Hãy Nghe Tôi Hát tập 7 – Nhạc sĩ Giao Tiên sẽ phát sóng vào lúc 21 giờ thứ tư ngày 14/8/2019 trên kênh THVL1. Chương trình do Đài Truyền hình Vĩnh Long phối hợp cùng Jet Studio thực hiện.
Hình ảnh: Lý Võ Phú Hưng
Lê Anh
-
Thưởng thức trọn vẹn và độc quyền 3 mùa giải Cúp châu Âu trên TV360 -
Quảng Ngãi: Khai mạc Lễ hội áo dài và Chung kết Đại sứ áo dài bản sắc Việt Nam 2024 -
Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Góc nhìn từ xã hội xưa và soi chiếu vào hiện tại -
Những quốc gia và vùng lãnh thổ đón Năm mới 2024 sớm nhất thế giới
- Chương trình tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2023 với chủ đề “Vinh quang trí tuệ bàn tay vàng – Tự hào thương hiệu Việt Nam”
- Mavin đồng hành cùng BIDV mang Tết ấm cho người nghèo
- Bà Rịa-Vũng Tàu họp báo công bố sự kiện Dấu ấn Hè 2023
- Liên hoan Âm nhạc toàn quốc: Biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc
- Khai mạc “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 2 tại thành phố Huế
- Những điều thú vị về loài mèo
- Danh nhân nước Việt tuổi Mão
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
Hôm nay tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt NamNổi bật trong lễ kỷ niệm là Chương trình sử thi nghệ thuật với thời lượng hơn 30 phút, gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, khái quát toàn bộ lịch sử ra đời, chiến đấu, chiến thắng của Quân đội.
-
Tạo động lực mới cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòngChia sẻ về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, đối tác Hoa Kỳ và Pháp đều bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
-
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao độngKhi tiếp nhận lao động vào làm việc tại công ty ở một vị trí nhất định, doanh nghiệp có được phép chuyển lao động sang một vị trí khác không? Nếu được, thì lao động sẽ bị chuyển trong thời gian bao lâu? Chế độ tiền lương thế nào…? Những thắc mắc này đã được các chuyên gia về lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội giải đáp.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội