Âm vang Ngàn Trươi
Tôi trở lại Vũ Quang (Hà Tĩnh) tham gia chuyến thực tế sáng tác do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 175 năm ngày sinh của Đình nguyên học sỹ Tiến sỹ Phan Đình Phùng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê thời Cần Vương và chào mừng Vũ Quang trở thành huyện miền núi biên giới duy nhất được Chính phủ công nhận đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới đầu tiên của cả nước năm 2022. Ngay sau lễ khai mạc, đoàn văn nghệ sỹ chúng tôi cùng lãnh đạo và các ban, ngành chức năng huyện Vũ Quang, di chuyển bằng thuyền máy trên hồ Ngàn Trươi để vào vùng lõi rừng quốc gia.
Hồ chứa nước Ngàn Trươi thuộc dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang được khởi công từ ngày 14 tháng 6 năm 2009, có diện tích mặt thoáng 4.080ha với dung tích 775 triệu mét khối tạo nên hơn 32 hòn đảo lớn nhỏ, có đập ngăn bề mặt rộng 12m với thiết kế cao trình đỉnh lũ cos +53,9m so với mặt biển Đông, là một trong 3 hồ chứa nước lớn nhất Việt Nam sau hồ Dầu Tiếng và hồ Cửa Đại. Công trình này đã chủ động điều tiết nước tưới cho hơn 32.500ha đất nông nghiệp của 8 huyện, kết hợp phát điện với công suất máy 15MW, cấp nước sinh hoạt đồng thời làm giảm lũ cho miền hạ du, đặc biệt là những xã vùng trũng thuộc các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, tạo sức bật mới trong phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh.
Ngồi trên thuyền máy càng đi sâu vào phía thượng ngàn, lòng tôi càng dạt dào bao cảm xúc trước cảnh tượng nước non sơn thủy hữu tình, cảm giác như đang bồng bềnh trên một biển hồ huyện miền núi có 46,6km đường biên giới tiếp giáp cụm bản Thoong Ké huyện Khăm Cợt, tỉnh Bôlikhămxay của nước bạn Lào. Thỉnh thoảng lại thấy những lùm tre, những ngọn cây khô trơ khấc cành lá còn sót lại loi thoi trên mặt nước hồ trong xanh làm nơi bình yên cho các loài chim cò đến ở. Dưới đáy sâu mấy chục mét nước trong lòng hồ là dòng sông Ngàn Trươi trầm tích, là nơi quần cư sinh tồn bao đời của người dân vốn có gốc gác từ xa xưa lẫn mới sau này ở dưới xuôi di dân lên định cư lập nghiệp, là những con đường mòn quanh co thấp thoáng len lỏi trong những bản làng vùng núi thưa thớt, là di tích còn sót lại của nghĩa quân Phan Đình Phùng khi xưa, gồm những bãi tập, lò đúc, rèn vũ khí, đạn dược, kho binh lương, cả di tích xưởng in giấy bạc cụ Hồ cung cấp cho mặt trận Bình Trị Thiên và Liên khu Năm khói lửa trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Dưới đáy sâu kia của lòng hồ bây giờ đã vĩnh viễn nằm ngủ yên những gò xai, vực sâu thác hiểm như vực Thành, vực Thờ, vực Cơn Da, gò Khuỷu Tay, thác Cơn Ổi, thác Làng, thác Lò Rèn… từng gây ra bao nỗi kinh hoàng cho người và thuyền bè mỗi lần vượt qua. Và đâu đây như còn văng vẳng dư âm của tiếng mõ trâu lóc cóc, tiếng hú gọi nhau của thợ sơn tràng, của người dân một thời chỉ biết sống cậy vào rừng, theo mùa đi tìm măng, đào củ, kiếm củi chặt nứa làm nghề chính trong kế mưu sinh.
Cuộc đại di dân của hàng ngàn người của hơn 700 hộ thuộc hai xã Hương Điền và Hương Quang vào những năm 2008 để giải phóng vùng lòng hồ, nhường lại cho một siêu công trình thủy lợi trọng điểm quốc gia do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư, có thể coi như một cuộc cách mạng tư tưởng. Người ra đi bỏ lại tất cả cơ ngơi một đời vun vén, mang theo bao nỗi luyến tiếc và âu lo, để bây giờ nghĩ lại mới càng thấm thía công ơn của Đảng và Nhà nước đã đem đến cho họ một cuộc sống mới tràn đầy niềm vui hạnh phúc.
Sau hơn 1 giờ đồng hồ lướt trên mặt hồ, thuyền cập bến để chúng tôi lên bờ, bắt đầu đi vào khu căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê, thắp hương tại Nhà bia tưởng niệm cụ Phan Đình Phùng và nghĩa quân rồi đi tham quan thực tế thành Cụ Phan giữa vùng rừng nguyên sinh - nơi hợp lưu hai dòng Rò Vền và Cà Tỏ tạo nên ngã ba đầu nguồn sông Ngàn Trươi. Cách ngã ba sông hơn một cây số về phía Nam là bãi Cà Tỏ, nơi từng diễn ra trận “sa nang úng thủy” nổi tiếng của nghĩa quân Cần Vương. Cổng thành rộng chừng mười mét là điểm nối giữa đông và tây thành. Phía sau kia là mặt thành, tương truyền là đại bản doanh, nhà hậu cần và hệ thống kho quân binh quân lương mà dấu tích hiện nay chỉ còn lại là… chằng chịt dây leo lau lách và một rừng cây cổ thụ.
Chúng tôi đi trong âm hưởng đại ngàn với tiếng vang vọng gần xa của chim muông, tiếng râm ran của ve sầu chớm hạ. Tất cả như cùng tan chảy trong tiếng ầm ào của dòng thác có cái tên khá ngộ là thác Đấm Lưng, gợi liên tưởng về một thời trận mạc bi hùng của nghĩa quân Phan Đình Phùng, phong trào Cần vương oanh liệt.
Rừng Vũ Quang có đến 1.765 loại thực vật bậc cao với 202 họ; 94 loài thú thuộc 26 họ; 315 loài chim; 58 loài bò sát; 31 loài lưỡng cư; 316 loài bướm; 73 loài kiến; 28 loài nhện và 88 loài cá. Đặc biệt có 20 loài đặc hữu như sao la, mang lớn, thỏ vằn, cầy vằn, chà vá chân nâu, vượn đen, gà lôi lam đuôi trắng, rắn lục sừng, ếch cây sần Bắc Bộ... Vườn Quốc gia Vũ Quang đang giữ được trạng thái gần như nguyên sinh với đa dạng hệ thực vật và động vật đã được công nhận là Vườn di sản Asean. Đặc biệt, hình ảnh con sao la - “Kỳ lân châu Á” đã được chọn làm biểu tượng linh vật của SEA Games 31 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5/2022.
Vườn quốc gia Vũ Quang và hồ nước Ngàn Trươi đang trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái tâm linh hấp dẫn đầy sức hút của một huyện miền núi biên giới. Toàn huyện Vũ Quang hiện có 14 di tích lịch sử văn - hóa cấp tỉnh, nhiều sản vật đặc sắc đạt tiêu chuẩn OCOP như mật mía, mật ong, cam, chè, hồng, dầu lạc…, nhiều món đặc trưng trong văn hóa ẩm thực như cá mát kho cà, gà nướng tẩm mật ong, cá chép giòn chiên vừng, cá chình nướng bơ…
Nhìn ra vẻ đẹp tiềm ẩn của quê hương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vũ Quang lần thứ V nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định một trong những khâu đột phá là “Khai thác tiềm năng, lợi thế, khai thác lợi thế Vườn Quốc gia Vũ Quang, hồ Ngàn Trươi, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển du lịch thương mại, xây dựng thị trấn Vũ Quang theo hướng đô thị sinh thái”. Tôi tin rằng trong thời gian không xa nữa du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn ở huyện miền núi biên giới này.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bí thư huyện ủy, Nguyễn Thị Hà Tân cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng, tác động tích cực của ngành Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; từng bước xây dựng Vũ Quang trở thành điểm đến hấp dẫn và quan trọng trong các tour, chuỗi du lịch phía Tây của tỉnh, là một trong những trung tâm du lịch của vùng kết nối quốc gia và quốc tế; trước mắt tập trung xây dựng, thu hút đầu tư khu du lịch Hồ Ngàn Trươi - Vườn Quốc gia Vũ Quang và du lịch trải nghiệm nông thôn mới các xã, thị trấn, phát triển du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu du khách, phấn đấu đưa du lịch Vũ Quang thành ngành kinh tế động lực vào năm 2025”.
Trở lại Vũ Quang, chúng tôi có cảm giác như vừa quen vừa lạ. Nghị quyết 03 với chiến lược 10 năm phát triển giao thông nông thôn của huyện Vũ Quang đã làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn của các xã miền núi. Những đường đất lầy lội nhỏ bé năm xưa đã lùi xa vào dĩ vãng, thay vào đó là những con đường mới mở rộng từ 6 đến 8m được bê tông hóa. Những ngôi nhà khang trang có cả nhà cao tầng được xây dựng theo kiểu biệt thự vườn xuất hiện bên trong những tường rào và đường hoa thật hấp dẫn. Nhiều khu dân cư bây giờ đã phát triển chẳng khác gì phố thị. Tôi khá tâm đắc với câu nói của ông Phan Đức Cung - nguyên Chủ tịch huyện Vũ Quang: “Chúng tôi từ gian khổ mà vươn lên để thoát nghèo bền vững. Cái bền vững của Vũ Quang là nhìn lên phía rừng. Trước kia người dân dựa vào rừng mà kiếm kế sinh nhai, tự do khai thác rừng đến cạn kiệt. Nay thì khác xưa rồi. Người dân được nhận đất rừng, trồng cây gây rừng, chăm sóc bảo vệ rừng. Nghị quyết 05 đề ra mô hình kinh tế VACRT (Vườn-Ao - Chuồng - Rừng - Trang trại) đã giúp người dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững”.
Trở lại Vũ Quang lần này chúng tôi được đi tham quan nhiều điểm nổi bật trong toàn huyện như mô hình kinh tế tổng hợp gia đình ông Cù Hoàng Vượng và Nguyễn Thế Đạt ở Ân Phú, mô hình kinh tế tổng hợp hộ anh Nguyễn Huy Tuấn, mô hình nuôi ong hộ anh Nguyễn Quang Đài ở Bồng Lĩnh, Thư viện xanh trường THCS Bồng Lĩnh và cụm liên gia Cừa Lĩnh, khu tái định cư thôn Hoa, Thị xã Thọ Điền… Đi đến đâu tôi chúng tôi cũng cảm nhận được những âm vang cuộc sống mới tươi đẹp ở một vùng nông thôn mới đang từng ngày từng giờ trỗi dậy mạnh mẽ. Được thành lập từ ngày 4 tháng 8 năm 2000 theo Nghị định số 27/NĐ/CP-2000 trên cơ sở hợp nhất 12 xã thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê và Đức Thọ, trải qua chặng đường 22 năm hình thành và phát triển, đến nay Vũ Quang đã đạt được những thành tựu nổi bật về mọi mặt, làm thay đổi diện mạo của huyện miền núi một cách toàn diện và sâu sắc. Năm 2015 Vũ Quang đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Năm 2021, được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc và Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đặc biệt năm 2022 Vũ Quang là huyện miền núi biên giới duy nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn “Huyện nông thôn mới” đầu tiên của cả nước. Trước đó, ngày 10/10/2021 Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU nêu rõ quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vũ Quang: “Tiếp tục phát huy những thành quả trong xây dựng NTM, phát động phong trào thi đua xây dựng NTM một cách bền vững, có chiều sâu, phấn đấu đưa huyện đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025”.
Rời Vũ Quang, ngồi trên xe miên man nhìn những cảnh vật nên thơ đang lùi lại phía sau, tôi mơ màng đắm chìm trong ca khúc trữ tình “Về thăm quê mẹ Vũ Quang” với những giai điệu ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Lê Văn Vị và nhạc sỹ Nguyễn Trong Tạo:
“… Em đi bên anh thăm hồ nước đầy/Trăng vàng, trăng bạc xem cá vượt Vũ Môn/Con đường liên thôn tươi nụ cười trai gái/ Nước non tuyệt vời… Anh đưa em đi thăm đền Nhà Bà/Thăm thầy, thăm mẹ, thăm cánh rừng Quốc gia/Thăm chiến khu xưa Phan Đình Phùng, Cao Thắng/Lắng trong hồn người/ Vũ Quang ơi quê mẹ của ta ơi / Ơn sâu nghĩa nặng tình người quê hương”.
Vũ Quang ơi! Mùa Xuân đã về!
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu -
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làng -
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ -
Đổi mới trên quê hương Nho Quan
- Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP
- Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa
- Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa