Châu Đốc tiếp tục giữ vững, nâng chất để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu
Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản
Trong hơn 10 năm qua thành phố đã triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, với tinh thần “chủ động, quyết tâm, quyết liệt”. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã trở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trong toàn tỉnh An Giang nói chung và TP. Châu Đốc nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển nông thôn nước ta. Bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, từng bước gắn phát triển toàn diện nông thôn với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng ngành Nông nghiệp, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng ổn định chính trị, xã hội.
Chương trình xây dựng NTM góp phần tăng sự hài lòng với cuộc sống của cư dân nông thôn, tạo nền tảng ổn định chính trị - xã hội thông qua tăng thu nhập và giảm nghèo nông thôn. Đến nay TP. Châu Đốc đã hoàn thành 2/2 (100%) xã đạt chuẩn NTM. Trong đó có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là xã Vĩnh Tế, phấn đấu xã Vĩnh Châu được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023, theo bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm cần phải tiếp tục thực hiện thời gian tới.
Thời gian qua, việc thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân các xã NTM. Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là Chương trình quốc gia được chỉ đạo trong cả nước và là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nên được cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai, tạo động lực, sức lan tỏa lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và hộ sản xuất kinh doanh.
Kết quả thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất.; Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế của thành phố phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, khẳng định vị thế quan trọng của ngành Nông nghiệp; Diện tích sản xuất lúa duy trì khoảng 6.300 ha, sản lượng đạt gần 120 ngàn tấn; Rau, dưa các loại đạt 446,62 ha; Cây ăn trái đạt 609,25ha; Hoa, kiểng đạt 20,88 ha. Kết quả hoạt động của các hệ thống kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản; đa dạng hoá hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ đảm bảo bền vững trước các biến động của thiên tai, dịch bệnh.
Hiện nay, các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn TP. Châu Đốc đã ký liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản với tổng diện tích 1.374,33 ha; Trong đó, lúa là 1.280,5ha, xoài 83,83ha, sen lấy củ là 10ha với Tập đoàn Lộc Trời, Công ty 0207, Cty Chánh Thu, Công ty TNHH TMDV Ánh Dương Sao… Việc triển khai Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đã có bước tiến. Công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; sản phẩm nghiên cứu khoa học, đề tài đi vào thực tiễn; việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tăng tỷ trọng nguồn thu ngoài ngân sách, nâng cao thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động. Thời gian qua, có 2 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cấp cơ sở được phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện. Ngoài ra, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện 2 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và 1 dự án nhân rộng mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng.
Ông Hồng cho biết: Việc ứng dụng Công nghệ thông tin, công nghệ số, cơ sở vật chất; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Về ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, Châu Đốc có 3 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất: HTX Mỹ An đang sản xuất theo hướng Hữu Cơ Mỹ (NOP) và HTX cây ăn trái Vĩnh Tế sản xuất cây ăn trái theo hướng VietGap, HTX cây Châm nhân giống lúa xác nhận OM 5451. Thực hiện 3 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, kết quả 3 mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể nhân rộng trên địa bàn thành phố, cụ thể: Trồng táo trong nhà lưới ứng dụng hệ thống tưới phun xã Vĩnh Châu; Trồng nấm bào ngư ứng dụng công nghệ cao; Mô hình nuôi gà ứng dụng công nghệ cao liên kết tiêu thụ với Công ty CP tại xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc.
TP. Châu Đốc đã xác định thương mại - dịch vụ - du lịch là mũi nhọn, là động lực thúc đẩy trong phát triển kinh tế của địa phương. Căn cứ theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, trên địa bàn thành phố Châu Đốc chủ yếu hoạt động thuộc nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản hoạt động có đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoạt động quy mô hộ gia đình, tổng số cơ sở được thống kê đến thời điểm hiện tại là 134 cơ sở. Trong đó: Sản phẩm từ nông sản là: 74 cơ sở; Sản phẩm từ thủy sản là: 59 cơ sở; Sản phẩm từ trồng trọt 1 cơ sở. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố điều thực hiện và duy trì tốt điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
Phần lớn các ngành nghề hoạt động kinh doanh quanh năm, tập trung nhiều từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, chủ yếu vào thời điểm đón khách du lịch các nơi về tham quan cúng viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam với các sản phẩm chủ yếu phục vụ khách du lịch như: Mắm cá các loại, khô cá các loại, đường thốt nốt, khô cá tra phồng, các sản phẩm làm từ nguyên liệu trái thốt nốt được khách tham quan ưa chuộng.
Khó khăn, hạn chế
Hiện nay, hoạt động HTX nông nghiệp trên địa bàn hiệu quả chưa cao, quy mô hợp tác xã nhỏ, vốn bình quân thấp; máy móc phương tiện còn ít; doanh thu và lợi nhuận thấp; hình thành liên kết chuỗi thiếu bền vững; phát triển sản phẩm tiềm năng “mỗi xã một sản phẩm OCOP” còn hạn chế. Các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn phát triển chưa đi vào chiều sâu, sản phẩm nông nghiệp phần lớn xuất ở dạng thô nên giá trị gia tăng thấp, khi giá bán sản phẩm trên thị trường biến động thì xảy ra tình trạng được mùa mất giá và ngược lại. Hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đáp ứng theo sự phát triển kinh tế của vùng.
Thời gian qua, TP. Châu Đốc đã tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp để huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp hỗ trợ thực hiện Chương trình; phối hợp thực hiện hiệu quả 11 nội dung thành phần; 6 Chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng NTM: Môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện Chương trình OCOP; chuyển đổi số trong xây dựng NTM, phát triển du lịch nông thôn…
Đồng thời, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc của quê hương. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ từ xã đến ấp; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; phát huy ngày càng hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa và Học tập cộng đồng. Đồng thời, thực hiện tốt công tác vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế, tổ chức tốt phong trào văn hóa, văn minh. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của cấp ủy, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, không để tái nghèo.
Theo ông Nguyễn Hữu Hồng, Trưởng phòng Kinh tế TP. Châu Đốc sẽ chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, rà soát thống kê lao động có việc làm qua đào tạo đối với người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và được cấp văn bằng, chứng chỉ trên địa bàn 2 xã nhằm đạt tiêu chí 12 theo quy định; Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, gắn du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố; Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án OCOP – Mỗi xã một sản phẩm; thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với du lịch sinh thái tại xã Vĩnh Châu và xã Vĩnh Tế; hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị sở, ngành tỉnh hỗ trợ các HTX nông nghiệp trên địa bàn các xã tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ ... Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc hiệu quả các tổ chức chính trị – xã hội trong xây dựng NTM; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM; Quyết tâm chỉ đạo triển khai xây dựng NTM đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã trên địa bàn; Kiến nghị các sở, ngành của tỉnh: Hỗ trợ kiểm tra, đánh giá, công nhận các chỉ tiêu đạt của Bộ tiêu chí xã NTM theo Quyết định 1260/QĐ-UBND, xã NTM nâng cao theo Quyết định 1261/QĐ-UBND đối với xã Vĩnh Châu năm 2023.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làng -
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ -
Đổi mới trên quê hương Nho Quan -
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP
- Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa
- Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân