Đổi thay vì muốn bớt khổ, bớt nghèo
Đổi thay cách làm kinh tế mới
Đến thăm vùng đất này khi mùa xuân đang về, đời sống của dân bản nay đã khác xưa rất nhiều, từ diện mạo đến tư duy làm kinh tế.
Khi được hỏi về mô hình kinh tế mới, không ai là không biết đến tiếng tăm của chị Blup Yến, tại thôn Đăk Ôôc, một người phụ nữ "mát tay" trong việc nuôi heo giống.
Chị Blup Yến chia sẻ: "Ngày trước cũng như đồng bào nơi đây với cách làm cũ, mình chỉ quen làm rẫy. Công việc quanh năm suốt tháng nhưng vẫn không đủ ăn. Khi được tham gia Hội Phụ nữ thôn Đăk Ôôc, mình có cơ hội tiếp cận các kênh thông tin sách, mạng internet, báo chí, các khóa tập huấn, dần tìm tòi học hỏi mô hình kinh tế mới và mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư".
Ban đầu (năm 2009), chị Yến chỉ dám vay 10 triệu đồng để nuôi heo, dần dần thấy mô hình này hiệu quả, ít dịch bệnh nên mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo diện thoát nghèo. Đến năm 2016, chị đã trả được hết nợ cũ và thoát nghèo từ mô hình nuôi heo đen truyền thống này. Nay từ 4 heo mẹ làm giống, hằng năm chị bán gần 100 con với thu nhập từ 60-100 triệu đồng/năm.
"Ngoài công việc chính là nuôi heo giống, mình còn xoay nhiều công việc khác như trồng keo, trồng cây ăn quả, nuôi bò... Nói chung, thời đại mới rồi mình cố gắng học hỏi thêm, thay đổi cách làm ăn mới thì sẽ hiệu quả. Mình vẫn tham gia Chi hội Phụ nữ thôn và tuyên truyền về mô hình, cách làm mới cho bất cứ ai muốn học hỏi để bớt khổ bớt nghèo", chị Blup Yến nói.
Còn nói đến trồng rừng thì anh Blup Hơn ở thôn Công Tơ Rơn là một trong những người đi tiên phong. Cách đây 5 năm, nhận thấy tiềm năng kinh tế từ cây keo, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư. Được sự hỗ trợ từ chính quyền về kỹ thuật trồng cây gỗ, đến nay, khu rừng của anh đã có quy mô 7 ha với khoảng 14.000 cây. Cuối năm vừa rồi, anh đã thu hoạch lứa cây đầu tiên mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng.
Ông Brao Tuân, Phó Chủ tịch UBND xã La Dêê, cho hay hộ nuôi heo giống như chị Blup Yến và trồng keo của anh Blup Hơn là những mô hình kinh tế điển hình mà xã đang muốn nhân rộng cho bà con học hỏi. Bên cạnh đó, ở xã còn có mô hình chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả cũng khá hiệu quả, mang lại cho bà con một nguồn thu nhập khá, lo được cho con cái ăn học đầy đủ.
Hiện nay, ngành nghề chính của đồng bào nơi đây là làm nông. Tuy là vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn nhưng bước đầu bà con đã phát triển trồng rừng, chăn nuôi, trồng cây ăn quả và dần dà có được nguồn thu nhập ổn định. Tổng diện tích trồng keo trên địa bàn xã nay đã phát triển hơn 200 ha, đầu năm 2022 đã mở rộng thêm được 20 ha.
"Chính quyền luôn đồng hành với người dân trong việc hỗ trợ nguồn vốn chính sách, vật tư, con giống... Chúng tôi ưu tiên nguồn vốn cho các hộ thoát nghèo bền vững để trồng rừng, chăn nuôi. Nếu bà con gặp khó khăn khâu nào, chúng tôi huy động lực lượng thanh niên trợ giúp", ông Brao Tuân chia sẻ.
Những công trình mang niềm vui đến bản làng
Những ngày đầu năm mới 2022, dân bản Đăk Ôốc thêm niềm vui hân hoan vì giờ đây con đường liên thôn từ trung tâm hành chính xã, có chiều dài gần 2 km, được trang bị thêm hệ thống năng lượng mặt trời, với mức đầu tư gần 200 triệu, vừa khánh thành đi vào sử dụng.
Đây là tuyến đường xanh-sạch-đẹp-sáng ở vùng biên thuộc chương trình "Đồng hành với phụ nữ biên cương" do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam kết hợp với Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Nam Giang đầu tư và thực hiện.
Bà Hiên Nhias, một người dân trong bản, cho biết: "Trước đây, đường trong bản gồ ghề rất khó đi, nhất là những lúc trời mưa gió. Nay có đường bê tông, đèn đường năng lượng mặt trời thắp sáng nên cả bản ai cũng mừng".
Bên cạnh niềm vui với con đường mới, nhiều hộ dân khó khăn còn vui hơn vì Tết này có căn nhà mới che mưa che nắng. Cuối năm 2020, huyện Nam Giang có nhiều nơi gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai do mưa lớn. Gia đình chị Zơ Râm Thị Bích cũng là một trong những nạn nhân trong đợt thiên tai khắc nghiệt đó.
Đợt mưa lớn tháng 11/2020 khiến đất đá đổ ập xuống và cào phẳng 2/3 ngôi nhà nằm sâu trong đồi của gia đình chị. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, gia đình chị được các đoàn thể hỗ trợ 40 triệu đồng để dựng ngôi nhà mới ở vị trí an toàn.
Theo UBND xã La Dêê, toàn địa bàn xã có 441 hộ dân với 1.680 nhân khẩu, hơn 99% dân số là đồng bào Tà Riềng, Cơ Tu, Giẻ Triêng. Trong năm 2021, về xây dựng nông thôn mới, xã đã đạt 13/19 tiêu chí. Từ năm 2022-2025, xã đã xây dựng kế hoạch quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhất là chỉ tiêu về môi trường và cảnh quan nông thôn, phấn đấu để trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Nam Giang đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Hiện số hộ nghèo là 114 hộ, chiếm tỉ lệ 25,85 %, giảm 5,14% so với năm 2020. Trong 5 năm qua, xã đã đảm bảo được mức giảm bình quân hộ nghèo hằng năm là 5-6%. Dù 2 năm gần đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng số hộ nghèo của xã không tăng.
Trong dịp Tết này, chính quyền xã tập trung chăm lo cho các gia đình đặc biệt khó khăn, trao quà nghĩa tình cho bà con. Một số hộ dân vùng thiên tai, sạt lở, hộ đặc biệt khó khăn được nhận và đón Tết trong những ngôi nhà mới khang trang.
Cũng trong dịp cuối năm, những đoàn xe từ thiện, những nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ với mong muốn bà con trong xã được đón cái Tết đủ đầy.
Với sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền, đoàn thể, sự nỗ lực phát triển làm ăn kinh tế của người dân, vùng đất La Dêê đang đổi thay từng ngày...
Theo Chính Phủ
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu -
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làng -
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ -
Đổi mới trên quê hương Nho Quan
- Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP
- Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa
- Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết