
Năng suất lúa bình quân từ 68-70 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà từ 7-10%
Thời gian qua, Ban Quản lý Dự án lúa Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã xây dựng 4 mô hình thí điểm về “Canh tác lúa thân thiện với môi trường áp dụng kỹ thuật tưới nước ướt - khô xen kẽ (nông lộ phơi)” cho nông dân 4 xã thuộc 2 huyện Bắc Bình (xã Hải Ninh và Hồng Thái) và Tuy Phong xã (Phú Lạc và Liên Hương).
Mô hình điểm canh tác lúa thân thiện với môi trường tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong.
Các hội viên nông dân tham gia dự án được tập huấn tổng quan về canh tác thân thiện với môi trường; thời gian tiếp theo sẽ được tập huấn chuyên sâu theo chuyên đề kèm theo mô hình thí điểm, như điều tiết nước ướt khô xen kẽ; bón phân cân đối sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm hợp lý; cách sử dụng rơm rạ…
Theo đó, nông dân 4 xã được tập huấn tổng quan về kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường như sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học hoặc thảo mộc; giảm phân hóa học và tăng cường sử dụng phân hữu cơ; giảm lượng giống gieo sạ…; quản lý hiệu quả các phế phẩm như bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV được bỏ vào thùng chứa rác theo quy định.
Thí điểm đầu tiên là mô hình về kỹ thuật tưới nước ướt - khô xen kẽ. Hội viên nông dân tham gia được tập huấn chuyên sâu, giúp nông dân nắm được “chìa khóa” quản lý nước tưới suốt vụ sản xuất theo nguyên tắc chung là: Cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, mà chỉ cần nhiều nước trong giai đoạn lúa non (để ém cỏ), và trong giai đoạn trổ (để lúa kết hạt tốt). Các giai đoạn khác, nông dân áp dụng biện pháp tưới ướt - khô xen kẽ là được. Trong bất kỳ giai đoạn canh tác nào, lớp nước ngập tối đa 5cm tùy theo chân ruộng và thời kỳ nhất định để lúa sinh trưởng phát triển một cách tốt nhất.
Để đánh giá thực tế dự án, Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo đầu bờ về phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường tại các ruộng thí điểm mô hình ở hai xã Phú Lạc (Tuy Phong) và Hồng Thái (Bắc Bình) cùng 50 hội viên nông dân tham gia dự án tham dự.
Tại hội nghị đầu bờ, hội viên nông dân được nghe cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh báo cáo đánh giá kết quả mô hình, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, từ đó đưa ra các khuyến cáo nhằm thúc đẩy nông dân thay đổi phương pháp canh tác truyền thống sang canh tác lúa thân thiện với môi trường. Tiến hành các bước kiểm tra chất lượng trực tiếp tại đồng ruộng (số hạt/bông, số bông/khóm…) so sánh kết quả giữa mô hình áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường với mô hình đối ứng không áp dụng theo canh tác thân thiện với môi trường.
Hội viên nông dân tham gia dự án dự Hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa theo phương pháp SRI.
Kết quả năng suất lúa bình quân dao động từ 68-70 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà từ 7-10%. Điều đáng chú ý, mô hình có sử dụng phân bón lá nano Việt Đức, là loại phân bón thân thiện với môi trường để giảm lượng bón phân đạm từ 20-25% theo quy trình (200-220 kg ure/ha) và làm tăng số hạt chắc/bông trên 15%, góp phần làm tăng năng suất chung của mô hình; qua đó giúp nông dân làm quen dần việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân bón sản xuất từ công nghệ nano; giảm lượng giống gieo sạ từ 25- 30% so với truyền thống từ 250-300 kg/ha;
Đặc biệt, ứng dụng kỹ thuật tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất lúa hạn chế chồi vô hiệu; hạn chế lá ủ ở giai đoạn sau, cây lúa được thông thoáng, ít bị sâu bệnh gây hại; giúp cây lúa phát triển tốt bộ rễ, tránh đổ ngã ở giai đoạn sau; tiêu chất độc do môi trường yếm khí do đất bị ngập nước lâu ngày sinh ra; giảm chi phí bơm nước và nguồn nước tưới, nhất là vụ đông xuân tại Bình Thuận thường thiếu nước vào cuối vụ;... từ đó, gia tăng lợi nhuận; hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện với môi trường; thích ứng với tốt với biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, việc áp dụng tưới nước ướt khô xen kẽ tại mô hình còn những hạn chế như khi rút nước thì bị thủy nông đóng cửa hoặc có điểm mô hình hệ thống kênh mương chưa đảm bảo hay ruộng thấp nên việc điều tiết nước còn những khó khăn nhất định.
Đẩy mạnh truyền thông để nhân rộng mô hình
Trên cơ sở thành công từ 4 mô hình, Ban quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức hội nghị truyền thông về phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường gắn với Hội nghị Tổng kết phong trào sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh giai đoạn 2017 - 2022 với 220 đại biểu là cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cơ sở và 04 Chủ tịch Hội Nông dân xã tham gia dự án.
Qua thực tế triển khai dự án tại các xã Hồng Thái, Hải Ninh (huyện Bắc Bình và Phú Lạc), thị trấn Liên Hương (huyện Tuy Phong) cho thấy, phương pháp canh tác cải tiến SRI cho năng suất cao hơn phương pháp canh tác truyền thống 15% trên cùng diện tích đối chứng. Kỹ thuật SRI là một chuỗi các biện pháp canh tác liên hoàn, trong đó không chỉ tiết kiệm tối đa lượng thóc giống đầu vào nhờ áp dụng nguyên tắc cấy mạ non, cấy 1 đến 2 dảnh, cấy mật độ thưa, mà còn sử dụng cân đối phân bón giữa phân vi sinh, phân hữu cơ và phân hóa học, giảm hóa chất trừ sâu bệnh, đồng thời điều tiết nước một cách hiệu quả ở những chân ruộng chủ động nước tưới.
Cây lúa chỉ có thể đẻ khỏe và cho các dảnh hữu hiệu khi có đủ điều kiện dinh dưỡng, đủ nước ở những giai đoạn cần thiết. Việc giảm sử dụng hóa chất trừ sâu bệnh do áp dụng các biện pháp bảo vệ thiên địch hoặc thủ công cũng góp phần để cây lúa không chỉ cho năng suất, mà còn cho chất lượng của gạo. Các biện pháp này có mối quan hệ hữu cơ không tách rời để cây lúa có thể tiệm cận năng suất lý thuyết của từng giống. Ngoài ra, cách làm này đã giảm được việc đốt rơm rạ sau thu hoạch làm ảnh hưởng đến môi trường, giúp cải tạo đất, giảm bớt việc sử dụng các loại phân bón vô cơ, gây chai đất và tồn dư chất hóa học trong đất.
Thông qua hội nghị, cán bộ, hội viên, nông dân được tuyên truyền rộng rãi về hiệu quả và các biện pháp kỹ thuật của phương pháp canh tác lúa hữu cơ. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người nông dân trong việc thay đổi phương pháp sản xuất; nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm; bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Năng suất lúa của mô hình bình quân dao động từ 68-70 tạ/ha, cao hơn sản xuất đại trà từ 7-10%, chất lượng gạo cũng được nâng cao.
Hội viên nông dân tham gia dự án đều rất vuivới kết quả đạt được rất hữu ích từ mô hình, khả năng áp dụng mô hình vào thực tế sản xuất là khả quan. Bà con đề nghị chính quyền địa phương cần quy hoạch vùng, hoàn chỉnh kênh mương nội đồng tốt hơn, nhất là công tác thủy lợi phải đồng nhất và đồng bộ để áp dụng tưới tiết kiệm nước ướt - khô xen kẽ một cách hiệu quả nhất.

-
Bắc Ninh: Sử dụng thức ăn bổ sung thảo dược nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt
-
Đầu tư vào khâu chế biến để tăng chất lượng cho trái cây ĐBSCL
-
Lạng Sơn: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thạch đen
-
Một số biện pháp kỹ thuật chống rét, phòng bệnh cho trâu, bò trong mùa đông
- Người dân nên cẩn trọng khi ký ủy quyền mã số vùng trồng sầu riêng
- Nông dân Bắc Giang trồng giống lúa QR15 thân thiện với môi trường
- Cho lợn ăn thảo dược nông dân thu lãi lớn
- Những lưu ý khi trồng mít Thái ở miền Nam
- Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc rau màu vụ Đông
- Phương pháp chăn nuôi gà thả vườn theo hướng VietGAP đạt hiệu quả cao
- Quy trình kỹ thuật nuôi ghép cá đối mục và tôm sú trong ao đầm nước lợ
-
Nhiều bất cập của Luật Thuế Thu nhập cá nhânBộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Thuế Thu nhập cá nhân. Theo ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, việc sửa đổi rất cần thiết bởi luật có quá nhiều bất cập.
-
Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến lấy nước ở Đồng bằng sông Cửu LongTổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong tuần tới, xâm nhập mặn có xu thế tiếp tục tăng theo kỳ triều cường Rằm tháng Giêng âm lịch.
-
Cá tra thương phẩm hút hàng, giá tăng cao sau Tết Nguyên đánGiá cá tra thương phẩm size 0,8kg/con giá gần 30.000 đồng/kg; size từ 1 - 1,2kg/con giá hơn 31.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi lãi khoảng 3.000 đồng/kg.
-
Lịch giao nhận công dân nhập ngũ năm 2023Thực hiện Quyết định số 66/QĐ-TTg ngày 4/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2023, Quyết định số 4205/QĐ-BQP ngày 19/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2023, từ ngày 6 đến 10/2/2023, thanh niên trên địa bàn cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023.
-
Thủ tướng: Quyết tâm biến Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thành vùng đất giàu có, giàu bản sắc văn hóa và nhiều đột phá hơn nữaThủ tướng nhấn mạnh yêu cầu lựa chọn "đột phá của đột phá" để Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững, quyết tâm biến nơi đây thành vùng đất giàu có, giàu bản sắc văn hóa và có nhiều đột phá hơn nữa cùng với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
-
Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trịThời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các ngành hỗ trợ hội viên mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng các ngành nghề, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.
-
Nguồn cung phân bón đủ nhưng giá vẫn ở mức caoVới công suất sản xuất các loại phân bón quan trọng như đạm ure, NPK và phân bón chứa lân của các nhà máy trong nước đều vượt nhu cầu tiêu thụ, nguồn cung phân bón trong nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Đông Xuân 2022-2023 được đảm bảo. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia giá phân bón vẫn neo ở mức cao cho dù đã hạ nhiệt so với năm ngoái.
-
15 mặt hàng "tỷ đô" xuất khẩu sang khu vực Âu-MỹViệt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Âu Mỹ, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong năm 2022, một số mặt hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng hai con số như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép; thủy sản; cà phê...
-
Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2: Khoảng cách nguy hiểm“Thu hẹp khoảng cách chăm sóc” là chủ đề xuyên suốt của chiến dịch kéo dài 3 năm, được khởi động từ năm 2022 nhân Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2040 do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
-
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2023: Bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóaSáng 4/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn - vị thần đứng đầu Tứ bất tử trong thần điện Việt, đã khai hội tại đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội), dưới chân núi Tổ Ba Vì.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh