
Nếu không muốn gặp rủi ro, ngành nghề sản xuất và chế biến cá nước lạnh buộc phải có liên kết chặt chẽ từ tổ chức sản xuất, tiêu thụ đến chế biến sâu để gia tăng thu nhập cho người nuôi cá nước lạnh.
Gắn tem truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh thực hiện liên kết trong sản xuất và chế biến cá nước lạnh… là những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng tầm sản phẩm cá nước lạnh, đối phó với tình trạng cá tầm nước ngoài giá rẻ, chất lượng thấp đang làm khó cho cá tầm Việt ngay trên “sân nhà”. Các biện pháp này đang được thực hiện thành công tại một số cơ sở nuôi quy mô lớn tại Lào Cai, hứa hẹn bài toán cá nước lạnh rớt giá có lời giải.
Chế biến sâu và liên kết trong sản xuất
Hiện nay, Hội Cá nước lạnh Lào Cai quản lý 55 cơ sở nuôi thủy sản nước lạnh với thể tích đạt khoảng 17.000 m3, chủ yếu nuôi tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn… mỗi năm cung ứng ra thị trường trên 335 tấn (chiếm 50% sản lượng toàn tỉnh).
Đầu tư nuôi cá nước lạnh không chỉ tốn kém nhiều tỷ đồng mà còn đòi hỏi những yếu tố khắt khe về nguồn nước tự nhiên, con giống nhập khẩu, giá thức ăn nuôi cá cao.
Nếu không muốn gặp rủi ro, ngành nghề này buộc phải có liên kết chặt chẽ từ tổ chức sản xuất, tiêu thụ đến chế biến sâu để gia tăng thu nhập cho người nuôi cá nước lạnh.

Đợt dịch COVID-19 vừa qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh giúp các hộ chăn nuôi cá nước lạnh nhỏ lẻ ở Sa Pa có ý thức hơn trong việc chăn nuôi cá chuyên nghiệp, có liên kết, đầu tư bài bản hơn.
Giờ đây, không có nhiều diện tích để mở rộng hệ thống bể nuôi cá, nhiều trại lớn hoặc hợp tác xã ở Sa Pa đã liên kết với nông dân để cùng phát triển nghề nuôi cá nước lạnh.
Trại cá hồi Thức Mai tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa do chị Phạm Thị Mai làm chủ cung ứng cá giống, cám cá và thu mua cá xuất bán từ trên 30 hộ dân trong vùng.
Nếu như trước đây sản phẩm cá nước lạnh tại cơ sở này được tiêu thụ dễ dàng thì từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện cùng với lượng cá tầm nhập khẩu tăng vọt đã gây nhiều khó khăn cho trại cá như: Giá thức ăn tăng, giá bán cá giảm, nhu cầu thị trường bị hạn chế do lượng khách du lịch đến Sa Pa ít do dịch bệnh…
Để thoát khỏi tình trạng này, chế biến sâu chính là giải pháp trại cá hồi Thức Mai lựa chọn là hướng đi mới nhằm đa dạng hóa chuỗi sản phẩm từ cá nước lạnh và đã cho thấy hiệu quả bước đầu.
Giờ đây, mỗi ngày, trại cá hồi Thức Mai chế biến và tiêu thụ khoảng 1 tấn cá hồi thương phẩm. 50 sản phẩm chế biến từ cá hồi như: cá hồi hun khói, xúc xích cá hồi, giò cá hồi, ruốc cá hồi…. được tiêu thụ dễ dàng trong cả nước và luôn trong tình trạng “cháy hàng.” Từ khi thực hiện chế biến sâu các sản phẩm, chị Mai yên tâm không lo về đầu ra cho sản phẩm.
Chị cho biết, để đảm bảo uy tín cho sản phẩm và có chỗ đứng lâu dài trên thị trường, sản phẩm chị làm ra phải là sản phẩm sạch. Nguyên liệu cá phải tươi sống và nuôi an toàn thì chị mới thu mua. Do đó, các hộ dân liên kết sản xuất với trại chị đều phải cam kết tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi cá theo quy định.
Do đặc tính của cá hồi đến kỳ sinh sản xong sẽ chết, vì vậy việc nuôi duy trì lâu ngày, không bán được, nguy cơ trắng tay là nỗi lo lớn đối với người nuôi.
Do đó, cũng theo chị Phạm Thị Mai, để đưa sản phẩm cá nước lạnh vào các siêu thị lớn, thâm nhập các chuỗi kinh doanh và phát triển thị trường về lâu dài, trong quá trình liên kết sản xuất, mỗi hộ chăn nuôi thay vì mạnh ai nấy làm như trước kia thì giờ đây đều tuân thủ lịch trình thả giống vào một thời điểm khác nhau.
Từ đó, lượng cá xuất bán không bị chồng chéo, giữ được giá và chất lượng cá đảm bảo hơn. Khi giá cá hồi xuống đến 140.000 đồng/kg như thời gian vừa qua, các hộ dân có thể cùng chia sẻ về nguồn thức ăn hoặc tìm mối tiêu thụ sản phẩm tại những siêu thị lớn.
Gắn tem truy xuất nguồn gốc
Để dần khẳng định thương hiệu cho cá nước lạnh ở Lào Cai, Hội Cá nước lạnh Lào Cai đã phối hợp Công ty cổ phần Công nghệ Smartcheck (Hà Nội) thí điểm gắn 15.000 tem truy xuất nguồn gốc cho cá tầm, cá hồi tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, Hợp tác xã Chế biến thủy sản nước lạnh Ô Quý Hồ, Trại cá hồi Thức Mai.
Sau khi gắn tem truy xuất nguồn gốc, các cơ sở sản xuất sẽ quản lý được dòng hàng, bảo vệ thương hiệu, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cũng như bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết.
Không chỉ đi đầu trong chế biến sâu, Trại cá hồi Thức Mai còn là cơ sở đầu tiên của Lào Cai tiến hành gắn tem truy xuất nguồn gốc cho trên 5.000 con cá tầm.
Chủ cơ sở này cho biết, việc cá tầm nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng lớn vào thị trường Việt Nam thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ tới lượng tiêu thụ của cơ sở.
Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc đã giúp sản phẩm cá hồi của cơ sở được hoan nghênh ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, là tấm giấy thông hành thâm nhập vào hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc.
Chị Phạm Thị Mai chia sẻ, ngoài thị trường, người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là cá tầm trong nước, đâu là các tầm nhập khẩu, nhập lậu. Bởi vậy, việc gắn tem sẽ giải quyết được khó khăn đó, đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho cá nước lạnh ở Sa Pa.

Chủ tịch Hội cá nước lạnh Lào Cai Phạm Bá Uyên cho biết, với người tiêu dùng, giờ chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR Code là có thể truy xuất được nguồn gốc, quy trình chăm sóc cá từ đó yên tâm khi sử dụng sản phẩm.
Thời gian tới, việc gắn tem truy xuất nguồn gốc sẽ được nhiều cơ sở nuôi cá nước lạnh tại Lào Cai triển khai để bảo vệ thương hiệu cho mình và người tiêu dùng.
Các giải pháp gắn tem truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh thực hiện liên kết trong sản xuất và chế biến cá nước lạnh trong thời gian qua phù hợp với tinh thần chung của “Đề án phát triển mạng lưới chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 – 2025” mới được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt ngày 1/4/2021.
Đề án nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, định hướng được thị trường tiêu thụ, sản phẩm thời gian tới trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản của tỉnh này.
Đề án đặt ra mục tiêu, 100% sản phẩm của chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm sản và thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh sử dụng mã QR trên Hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thủy sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai quản lý.
80% cơ sở sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm như rau, củ, quả, các sản phẩm chế biến từ thịt, trứng được sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong chế biến và bảo quản sản phẩm, được xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm).
Để đạt được các mục tiêu trên, Lào Cai khuyến khích đầu tư chế biến nông sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản nông sản; nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại.
Đồng thời, địa phương tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành nghề chế biến nông, lâm sản, nhất là các chính sách đất đai, tín dụng, thị trường…; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn./.
(Theo TTXVN)
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
- Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm giới thiệu phát triển Nông nghiệp Việt Nam và Quốc tế
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung ĐôTối 30/9 tại quảng trường Hồ Chí Minh, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023) thành phố, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 – 2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Phát huy thế mạnh có nhiều điểm du lịch, đặc biệt nổi tiếng là khu du lịch Sa Pa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tận dụng lợi thế này tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn.
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dàiTrong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra hiện nay, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối nămTại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.
-
"Đưa nông dân Đắk Nông phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng" trong 5 năm tới.Ngày 29/9, tại tỉnh Đắk Nông, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp