Đưa phong trào Saemaul Undong đến gần với sinh viên Việt Nam
Dự Lễ khánh thành có đại diện Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM; đại diện Quỹ Toàn cầu hóa Saemaul; Giám đốc ĐHQG TP.HCM; Đại học Nông lâm; lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng điều phối Nông thôn mới một số tỉnh, thành phía Nam...
PHát biểu khai mạc, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM, kiêm Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn – Saemaul Undong (TT-PTNT-SU) cho biết, TT-PTNT-SU được thành lập vào năm 2016 là kết quả của sự hợp tác giữa ĐHQG,Trường ĐHKHXHNV với Quỹ Toàn cầu hóa Saemaul. Trung tâm có mục tiêu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu, các dự án mang tính ứng dụng trong lĩnh vực phát triển nông thôn.
Trong giai đoạn gần 5 năm vừa qua, Trung tâm đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từ một đơn vị còn non trẻ, đến nay Trung tâm đã khẳng định được uy tín, vị thế và thương hiệu của mình trong lĩnh vực phát triển nông thôn tại Việt Nam trên nền tảng tinh thần Saemaul với 3 giá trị cốt lõi: Cần cù – tự lực – hợp tác.
Tính đến nay, Trung tâm có hơn 40 đối tác trong và ngoài nước với hơn 100 chương trình tư vấn, nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động phát triển nông thôn; thực hiện các đề tài từ cấp nhà nước đến địa phương nhưng tập trung chủ yếu và các dự án đề án tư vấn cho các địa phương. Ban Giám đốc Trung tâm cũng là chủ biên và đã xuất bản gần 10 đầu sách tham khảo về tinh thần và phong trào Saemaul, phát triển du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp tại Việt Nam.
Song song với các hoạt động nghiên cứu và tư vấn, Trung tâm cũng rất chú trọng đến công tác giáo dục. Năm 2018, Trung tâm đã thành lập Phòng Trưng bày và giáo dục Saemaul để lan tỏa các giá trị tốt đẹp của phong trào Saemaul của Hàn Quốc đến với xã hội. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Phòng trưng bày và giáo dục Saemaul là điểm đến quen thuộc đối với sinh viên trong và ngoài trường, sinh viên quốc tế, cán bộ, nông dân, doanh nghiệp tìm hiểu và học tập.
Nội dung của Phòng trưng bày và giáo dục Saemaul và Trung tâm triển lãm thực tế ảo Saemaul Undong gồm có quá trình hình thành và phát triển của phong trào Làng mới Saemaul tại đất nước Hàn Quốc, hiệu quả của phong trào Saemaul và sự lan tỏa của phong trào này đến quốc gia và các khu vực trên toàn thế giới, sự thành lập và sự hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu hóa Saemaul (SGF). Đặc biệt là việc áp dụng tinh thần Saemaul và thành tựu triển khai Chương trình Nông thôn mới, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại các tỉnh thành trong khắp cả nước.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP.HCM đã đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực phát triển nông thôn và thực hiện các chương trình Quốc gia như: Xây dựng nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm và lan tỏa tinh thần Saemaul. Trung tâm là biểu hiện cho sự hợp tác thành công của Đại học Quốc gia, Trường ĐHKHXHNV và Quỹ toàn cầu hoá Saemaul và tỉnh Gyeongsangbuk của Hàn Quốc nói riêng của Việt Nam và Hàn Quốc nói chung.
Trung tâm phát triển Nông thôn – Saemaul Undong nói riêng và Nhà trường thông qua các hoạt động của mình đã liên tục sáng tạo và thích ứng để phát triển. Việc khánh thành phòng trưng bày và giáo dục Saemaul ngày hôm nay là một minh chứng rõ nét.
Dù Phòng trưng bày này mới khánh thành năm 2018 và khởi thủy chỉ là về chủ đề phong trào Làng mới của Hàn Quốc nhưng qua 3 năm hoạt động, Trung tâm đã đưa những nội dung mới trong hoạt động chuyển tải các giá trị học hỏi được của phong trào Làng mới ở Hàn Quốc vào xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam vào nội dung trưng bày.
“Và quan trọng hơn, để thích ứng với dịch bệnh và giãn cách xã hội, Trung tâm đã khẩn trương xây dựng phòng trưng bày thực tế ảo. Tôi biết, trước đây mỗi năm có hàng ngàn lượt sinh viên đến tham quan và học hỏi ở phòng trưng bày này. Nhưng giờ đây, với trung tâm trưng bày thực tế ảo này thì sẽ có nhiều người biết đến các nội dung của phòng trưng bày hơn nữa. Đây là trung tâm thực tế ảo đầu tiên của Trường ĐHKHXH và NV.”, PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh./.
Phong trào Saemaul Undong, còn được gọi là phong trào “Làng mới” do Chính phủ Hàn Quốc phát động vào năm 1970 nhằm hiện đại hóa nông thôn của quốc gia này. Với tôn chỉ: “Nội lực của cộng đồng là giá trị cốt lõi”, chỉ sau 4 năm, phong trào đã đạt những kết quả to lớn, thay đổi toàn bộ diện mạo nông thôn Hàn Quốc.
Theo PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM.
-
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh -
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” -
Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao -
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
- Sơn Động xây dựng nông thôn mới: Dễ làm trước, khó làm sau
- Sơn La: Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận lại sản phẩm OCOP
- Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 2): Đổi thay vùng “rốn lũ”
- Tháo gỡ khó khăn đưa "nông thôn mới" về đích đúng hẹn
- An Giang, thêm một công trình dân sinh khánh thành trên xã nông thôn Vĩnh Lợi
-
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnhVừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo sở, ban, ngành và đơn vị liên quan trong tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dânNgày 7/11, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi cấp tỉnh năm 2024 với sự tham gia của 12 đội thi và 106 thí sinh là cán bộ, hội viên nông dân đến từ 12 huyện, thành phố trong tỉnh.
-
Thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạchMagie rất quan trọng đối với cơ bắp, chức năng thần kinh và sức khỏe tổng thể. Khi cơ thể thiếu magie sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, chuột rút cơ bắp, huyết áp cao… Do đó bạn cần phải tăng cường các loại thực phẩm cần thiết để tránh thiếu hụt magie.
-
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn LaSáng 7/11, kỳ họp chuyên đề lần thứ 25 Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La với số phiếu tuyệt đối.
-
Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt NamBà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
-
Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạoĐể góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp), UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành văn bản triển khai "Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp".
-
Quốc hội thảo luận một loạt dự án luật và Luật Điện lực sửa đổiNgày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước... và Luật Điện lực sửa đổi.
-
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột pháĐại biểu Quốc hội cho rằng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, còn trùng lắp, chồng chéo; đồng thời kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tạo ra đột phá thúc đẩy phát triển của địa phương và đất nước.
-
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của MỹKết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
-
Vợ sinh con, chồng tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sảnBạn Ngô Văn Bường (Kon Tum): Tôi làm công nhân, có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi vợ tôi sinh con, tôi có được nghỉ chăm vợ không? Ngoài ra, khi vợ sinh con, chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng còn được hưởng những quyền lợi BHXH gì?
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế