Làm giàu từ trồng rau thủy canh hồi lưu trên đất dốc
Với phương pháp này, chi phí đầu tư không cao, chi phí thuê nhân công cũng rẻ hơn trồng rau theo phương pháp truyền thông 50% mà lợi nhuận thu về lại rất lớn.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật, cung cấp rau sạch cho thị trường
Chia sẻ về cơ duyên đến với mô hình trồng rau thủy canh, ông Nghiêm cho biết: Trong một lần vô tình xem được mô hình trồng rau thủy canh trên tivi, tôi vô cùng hứng thú, càng nghiên cứu tìm hiểu về mô hình, tôi nhận thấy, trồng rau theo phương pháp thủy canh khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trồng rau truyền thống, đặc biệt hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm chi phí và nhân công.
Sau thời gian lên Đà Lạt để tầm sư học đạo, năm 2018, ông Nghiêm đầu tư hơn 300 triệu đồng làm 5 nhà màng, xây dựng bể lọc nước, lắp đặt hệ thống ống nước hồi lưu trên diện tích khoảng 60m2 để trồng rau thủy canh nhằm cung cấp nguồn rau sạch cho thị trường.
Ưu điểm lớn nhất của mô hình là trồng trong nhà lưới, rau không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và sạch dịch bệnh nên hoàn toàn không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đáng nói, trồng rau bằng phương pháp thủy canh cho sản phẩm đồng đều, chất lượng an toàn, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tăng hiệu quả sử dụng đất. Trên cùng một đơn vị diện tích, năng suất của rau trồng thủy canh gấp 2-3 lần so với rau trồng phương pháp truyền thống.
Hiện, ông Nghiêm trồng các loại rau: xà lách, rau dền, rau cải, rau muống, dưa leo, bầu, bí, ngô… mỗi ngày cho thu hoạch gần 100kg rau, quả các loại.
Để giới thiệu sản phẩm và cung cấp rau sạch cho nhân dân trong vùng và các trường học trên địa bàn huyện, ông Nghiêm còn mở cửa hàng rau Bảo Phúc tại chợ Mới - Long Hải.
Trong quá trình sản xuất, các sản phẩm rau của ông cũng thường xuyên được đơn vị kiểm tra, kiểm định về các chỉ số an toàn trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhờ đó, sản phẩm rau sạch luôn bán cao hơn các loại rau thông thường gấp 2-3 lần. Với 4.000m2, mô hình rau sạch thủy canh của ông Nghiêm đang cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng/năm.
Ông Nghiêm khẳng định: Phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu dựa vào địa hình đất dốc sẽ tiết kiệm được: Chi phí đầu vào (chi phí mua máy bơm, bảo trì máy bơm, chi phí cung cấp năng lượng vận hành máy bơm, chi phí giàn kệ đỡ); Tự động hóa hạn chế công sức chăm sóc giàn rau; Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối, không thuốc trừ sâu – không hóa chất. Đặc biệt, có thể trồng nhiều vụ, nhiều loại rau cùng một giàn. Ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu.
Biến cái khó thành lợi thế
Tận dụng lợi thế triền dốc đất núi, ông Nghiêm nghĩ ra cách trồng rau thủy canh. “Với phương pháp này, nước sẽ chảy từ nơi cao xuống thấp, dựa vào nguyên lý này áp dụng vào địa hình đất dốc của gia đình tôi sáng kiến ra giải pháp “trồng rau thủy canh hồi lưu dựa vào địa hình đất dốc” để khắc phục được khó khăn thực tế trong nhiều năm qua trong quá trình sản xuất rau theo cách truyền thống do độ nghiêng của đất xảy ra tình trạng dưới ngập trên hạn hay dưới tốt trên cằn cõi… như vậy tôi sáng kiến ra phương pháp này thật sự là lấy cái khó làm lợi thế, biến cái khó khăn thành ưu điểm để giải quyết bài toán tiết kiệm”, chủ trang trại rau thủy canh cho hay.
Để minh chứng cho nhận xét này, ông lấy ví dụ: Để sản xuất rau thủy canh trên cùng diện tích 750m2 trong 1 năm theo cách truyền thống của các công ty thiết kế và thi công: Chi phí thi công, lắp đặt, vật tư máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất rau thủy canh là 800 triệu đồng. Chi phí vận hành (Chỉ tính tiền điện) là 12 triệu đồng/năm. Tổng chi phí là 812 triệu đồng.
Nhưng theo cách làm mới: Dựa vào địa hình đất dốc, tự thiết kế, thi công, lắp đặt, mua trang thiết bị vật tư máy móc… với chi phí là 300 triệu đồng; 6 triệu đồng chi phí vận hành máy bơm. Tổng chi phí là 306 triệu đồng. Nghĩa là với quy mô sản xuất của gia đình ông Nghiêm 1 năm sẽ tiết kiệm được 506 triệu/đồng. Với cách truyền thống sau 6 năm mới thu hồi vốn, với cách làm mới sau 2 đến 3 năm đã thu hồi vốn.
Có thể nói, lợi ích đạt được khi sử dụng giải pháp trồng rau thủy canh trên đất dốc là: Chi phí đầu tư, vận hành thấp, mau thu hồi vốn; Áp dụng được những nơi có địa hình đất đồi, dốc. Hiện nay mỗi ngày ông Nghiêm thu hoạch được 60-70kg rau, cung cấp cho bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nên đầu ra luôn ổn định. Sau khi trừ chi phí, mỗi ngày gia đình ông Nghiêm thu lãi hơn 1 triệu đồng.
Cũng theo ông Nghiêm, kỹ thuật thuần dưỡng này nếu được phổ biến rộng rãi sẽ dễ dàng ứng dụng trong các vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. “Việc ứng dụng giải pháp đơn giản, nguyên vật liệu dễ tìm, mọi người có thể áp dụng thành công, không đòi hỏi kỹ thuật cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường. Đây là một sáng kiến mới trong sản xuất rau an toàn trên địa hình đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, đồng thời góp phần làm đa dạng ngành nghề, đa dạng sản phẩm nông nghiệp an toàn”, ông Phan Tấn Nghiêm nhận định.
Nhờ sáng kiến “Phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu dựa vào địa hình đất dốc”, ông Nghiêm đã đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2018-2019, giải thưởng Khoa học của nhà nông trong Lễ tôn vinh Nhà khoa học của nhà nông năm 2022.
Ông Phan Tấn Nghiêm là nông dân tiêu biểu của thị trấn Long Hải, đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tặng Bằng khen giai đoạn 5 năm (2015-2020) trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Ngoài ra, đề tài “Phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu dựa vào địa hình đất dốc” của ông đã đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2018-2019, giải thưởng Khoa học của nhà nông trong Lễ tôn vinh Nhà khoa học của nhà nông năm 2022.
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc -
Phù Mỹ chuyển giao kỹ thuật trồng hành củ chuẩn VietGAP giúp nông dân tăng thu nhập -
Hội Nông dân Thọ Xuân tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học cho hội viên -
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũ
- Hướng dẫn khẩn trương tiêu úng cứu lúa, hoa màu và cây trồng sau bão số 3
- Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, nông dân Xuyên Mộc khấm khá nhờ trồng khổ qua
- Quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh khảm lá sắn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao ngoài bãi triều cho nông dân
- Huyện KonPLông chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững cây Hồng đẳng sâm cho hội viên nông dân
- Tập huấn cho hội viên nông dân sản xuất theo hướng "kinh tế tuần hoàn"
- Hướng dẫn hội viên nông dân kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp tăng thu nhập
-
Mailisa chi 10 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo ủng hộ đồng bào vùng lũ - Ấm lòng tình người sau cơn bão(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau chuyến thiện nguyện đợt 1, nhận thấy bà con nhiều vùng còn quá khó khăn, doanh nhân Mailisa Hoàng Kim Khánh quyết định chi thêm 7 tỷ tiền mặt thực hiện chuyến thiện nguyện đợt 2 xây nhà cho bà con. Nâng số tiền chính thức ủng hộ bà con miền Bắc khắc phục bão lũ lên đến 10 tỷ tiền mặt và 50 tấn gạo (đợt một 3 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo).
-
Lễ mừng lúa mới của người Jrai: Lòng biết ơn mẹ thiên nhiênLễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên để tạ ơn thần linh, mẹ thiên nhiên đã ban cho mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để gia đình, bạn bè, dòng tộc và cộng đồng lưu giữ những kết nối tình cảm gắn bó, yêu thương.
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ươngĐảng viên tại TP Hồ Chí Minh nhận định những đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về tồn tại, hạn chế về phương thức lãnh đạo của Đảng là rất sát, rất thực tiễn chứ không chỉ là “câu chữ."
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên Hợp quốcTại Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp quan trọng ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của LHQ đối với hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.
-
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình- Quảng Trị, miền Trung mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lỡ đất(Tapchinongthonmoi. vn) - Chiều ngày 19/9, bão số 4 giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây gió rất mạnh và mưa to trong những giờ tới cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!