
Nông dân Vĩnh Phúc tham gia đẩy lùi bệnh lao
Tuyên truyền phòng lao bằng lồng ghép tư vấn hỗ trợ nông dân
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống lao, Hội ND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch 209-KH/HNDT về tuyên truyền, vận động nông dân tham gia triển khai Chiến lược phòng chống lao giai đoạn 2021-2025 nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 2023, Tổ phòng chống lao Hội ND tỉnh Vĩnh Phúc triển khai công tác phòng chống lao tại 14 cơ sở Hội gồm: Xã Hương Sơn, Trung Mỹ và Phú Xuân (huyện Bình Xuyên); xã Yên Lập, Kim Xá, Yên Bình, Bình Dương và Thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường); xã Bản Giản, Đồng Ích (huyện Lập Thạch); xã Hồ Sơn, Thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo); xã Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc).
Để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh lao, Hội ND tỉnh đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia vào công tác phòng, chống lao. Từng bước nâng cao hiểu biết của người nông dân về phòng, chống lao là quyền lợi và trách nhiệm của mọi người, không dấu bệnh và không kỳ thị người mắc bệnh lao.
Một buổi tọa đàm về phòng chống lao tại cộng động được Hội ND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp thực hiện năm 2022.
Hội tăng cường hoạt động truyền thông với nhiều hình thức như: Tổ chức mít tinh, diễu hành sử dụng băng-rôn tại nơi công cộng, phát tờ rơi cho các hộ gia đình, tuyên truyền trên đài truyền thanh, truyền hình, trên báo, website, trên hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn; thôn, làng… Đưa công tác giáo dục truyền thông đi vào chiều sâu, vận động cam kết cộng đồng, xã hội hóa công tác phòng, chống lao; Phát huy vai trò của cán bộ chi, tổ hội khuyến khích nông dân phát hiện lao sớm và vận động người có dấu hiệu nghi mắc lao đến xét nghiệm tại các cơ sở y tế để cắt đứt nguồn lây lao trong cộng đồng.
Phát huy vai trò của các cấp Hội ND các cấp trong công tác phòng chống lao, bên cạnh phát hiện lao sớm người mắc lao, lao tiềm ẩn, giám sát điều trị đúng phác đồ, Hội đã vận động xóa bỏ kỳ thị, lồng ghép các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân để hỗ trợ bệnh nhân lao, gia đình bệnh nhân tổ chức sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống, có điều kiện chăm sóc sức khỏe, thực hiện điều trị thành công.
Hội ND tỉnh Vĩnh Phúc duy trì sinh hoạt mô hình điểm ''Chi hội nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao vận động nông dân nghi mắc lao đi khám và điều trị lao theo DOTS'' tại các thôn và mô hình chi hội nông dân “Phát hiện lao sớm” để xoá bỏ kỳ thị, giáo dục đồng đẳng nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh lao cho cán bộ, hội viên nông dân, từng bước nâng cao kiến thức tuyên truyền vận động hội viên nông dân để nhân rộng mô hình.
Hiệu quả của hoạt động phòng chống lao
Hội ND tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp dự án Quỹ toàn cầu Phòng chống lao tập huấn cho cán bộ Hội các cấp về công tác phòng chống lao khu vực nông thôn; tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền công tác phòng chống lao cho chi hội trưởng cơ sở; lồng ghép 23 hội nghị cho 2.500 người tham gia tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn trồng cây nho, cây cà chua ghép…, chăn nuôi; giúp đỡ hội viên nông dân vay vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, Ngân hàng Chính sách – Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay vốn để chăn nuôi phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; tư vấn hỗ trợ các thông tin, kiến thức về phòng chống lao cho 2.574 người, nghi mắc lao vận động đi khám cho 2.512 lượt người; tổ chức thăm hỏi 960 lượt bệnh nhân ốm đau nghi mắc lao, điển hình có hộ ông Trần Văn Nhung và các bà Trần Thị Lương, Trần Thị Phương Lan (xã Bản Giản, huyện Lập Thạch); hộ Nguyễn Văn Hiển, Trần Văn Sinh (huyện Tam Đảo)…
Để tăng cường công tác phòng chống lao, Hội ND các cấp trong tỉnh đã phối hợp với ban ngành liên quan thực hiện đồng bộ các hoạt động của chương trình phòng chống lao, tăng cường công tác kiểm tra giám sát từ xã đến thôn và từng người bệnh và góp phần đánh giá chính xác hiệu quả công tác phòng chống lao nâng cao chất lượng, khám chữa bệnh, có kế hoạch tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phòng chống lao. Tiến độ thực hiện kế hoạch dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống lao năm 2023 về cơ bản các nội dung, hạng mục trong dự án đã được tổ phòng chống Hội Nông dân tỉnh triến khai đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Duy trì sinh hoạt tại các chi hội làm điểm để tiếp tục tuyên truyền, cung cấp thông tin diễn biến tình hình bệnh lao cho cán bộ hội viên nông dân.
Đặc biệt, các trạm y tế cơ sở tham gia rất tích cực giúp tổ chức Hội ND cấp xã hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện dự án theo kế hoạch của chi hội phát hiện lao sớm. Nội dung hoạt động của Dự án vòng 9 toàn cầu phòng chống lao Việt Nam, được Tổ phòng chống lao Hội ND Vĩnh Phúc chấp hành nghiêm túc, đồng thời chỉ đạo sát sao việc triển khai thực hiện theo đúng nội dung mục đích mà Trung ương phê duyệt, các nội dung dự án hoàn thành theo đúng tiến độ thời gian.
Trong quá trình triển khai Hội ND đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và lãnh đạo các xã triển khai mô hình, gắn trách nhiệm chỉ đạo, duy trì hoạt động của mô hình cho Đảng ủy, UBND xã. Hàng quý lập kế hoạch theo dõi và đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện dự án. Việc triển khai thực hiện dự án đã được cấp uỷ và chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ và được các ban ngành đoàn thể nhiệt tình ủng hộ, góp phần ngăn chặn hạn chế số người mắc bệnh lao; xây dựng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến tham gia tuyên truyền về công tác phòng, chống bệnh lao đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, công tác phòng chống lao còn gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai, đó là, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là nông dân ở vùng khó khăn, miền núi, dân tộc còn hạn chế, một số người mắc lao lại là những hộ có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, người nghi mắc lao dấu bệnh không tự khám xét nghiệm và điều trị sớm; một số người mắc bệnh lao đang điều trị, tâm lý mặc cảm, thường kỳ thị xa lánh, một số người quan niệm không muốn tiếp xúc với bệnh nhân mắc lao.
Để tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân tham gia công tác phòng chống lao, thời gian tới các cấp Hội cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống lao trong nông thôn, nông dân, duy trì các hoạt động mô hình chi Hội ND phát hiện lao sớm; Vận động nông dân tương trợ, giúp đỡ bệnh nhân lao có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt nhóm đối tượng lao kháng thuốc; Phối hợp với ngành Y tế tự duy trì và mở rộng các mô hình, khám lưu động; Triển khai phòng chống lao gắn với lồng ghép với nhiệm vụ thường xuyên của Hội...
-
Những sai lầm và lưu ý khi chế biến thực phẩm hàng ngày
-
Các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng khô mũi trong mùa hanh khô
-
WHO cảnh báo hậu quả nghiêm trọng từ việc lạm dụng thuốc kháng sinh
-
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ trong mùa đông
- Bữa sáng ăn khoai lang có tốt cho sức khoẻ?
- Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của viêm khớp sớm?
- Thông tin hữu ích cho người có biểu hiện ho ra máu
- MEKONG CISSUS: Thực phẩm bảo vệ xương khớp
- Những thức uống đơn giản tại nhà cho bệnh gan nhiễm mỡ
- Cảnh báo loại dịch bệnh có thể xuất hiện trong mùa mưa
- Dấu hiệu cảnh báo cần phẫu thuật u tuyến giáp
-
Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 9/12, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050.
-
Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Khánh Hoà, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức đối thoại giữa Bộ trưởng Lê Minh Hoan với cộng đồng ngư dân và các hội đoàn thủy sản, nghề cá với chủ đề “Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm”.
-
Đồng Tháp tổ chức Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc với chủ đề "Tình đất - Tình hoa"(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Họp báo cung cấp thông tin Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023 với chủ đề "Tình đất - Tình hoa".
-
Nông dân tỉnh Bắc Kạn phấn khởi khi giá dong riềng tăng mạnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn cây dong riềng là giống cây trồng chủ lực, năm 2023 giá thu mua củ dong riêng cao 2.200-2.500 đồng/kg những người trồng dong riềng đang rất phấn khởi.
-
Tân Châu triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Lãnh đạo TX. Tân Châu (An Giang) luôn chú trọng công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến và lan tỏa sâu rộng trong dân; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới từng bước được xác định, ngày càng có nhiều người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại
-
5 Cán bộ, đoàn viên, người lao động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam