Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Chuyển đổi số từng bước thay đổi nếp sống nông thôn Lào Cai

Minh Đức - 14:30 24/07/2023 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Chuyển đổi số trong nông nghiệp đang giúp nông dân ở Lào Cai làm chủ công nghệ 4.0, góp phần quan trọng đưa nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững.

Thay đổi diện mạo nông thôn

Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 510/1.562 tổ dân phố có hạ tầng đảm bảo việc cung cấp dịch vụ truy cập interrnet băng thông di dộng 3G, 4G tại khu vực trung tâm; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đã được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử... Đây là những con số ấn tượng cho thấy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin đang từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn tỉnh Lào Cai.

Có thể thấy rõ nhất là hoạt động chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, cung ứng giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản đến với người tiêu dùng. Đơn cử như việc điều chỉnh ánh sáng, lượng nước, lượng phân bón cũng đang được thực hiện bằng ứng dụng công nghệ giúp giảm bớt sức lao động của nông dân. Việc tưới tiêu bằng hệ thống tự động thông minh giúp cho cây trồng phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn. Công nghệ 4.0 đã đưa người tiêu dùng đến với thực tế sản xuất của nông dân, từ đó gia tăng giá trị của sản phẩm.

Nhờ những thông tin trên mạng internet, nhiều nông dân ở  huyện Mường Khương đã biết ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Rau củ quả được trồng trong nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt đảm bảo cung cấp đủ nước và dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, vậy nên chỉ với hơn 300m2 nhưng khu vườn của gia đình anh Đỗ Minh Đông ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Thắng lúc nào cũng xanh tươi và cho nhiều củ quả, thu nhập từ bán sản phẩm từ đó cũng cao hơn nhiều so với cách làm nông nghiệp truyền thống. Anh Đỗ Minh Đông chia sẻ: "Trồng rau, củ ở trong nhà màng không phụ thuộc vào thời tiết, mình quản lý được lượng nước tưới. Việc ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất đã giúp cho mìnhg cũng như nhiều hộ nông dân trên địa bàn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, nhất là chi phí nhân công và đầu tư cũng như quản lý quá trình sản xuất được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tránh được rất nhiều rủi ro, thiệt hại về kinh tế".

Bắc Hà là một trong những huyện nghèo nhất ở tỉnh Lào Cai. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chiếm tới 84% dân số. Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống không tập trung, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình viễn thông công ích, thời gian qua chính quyền các cấp ở huyện Bắc Hà cùng với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông đã triển khai hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích cho gần 3.000 hộ nghèo, trong tổng số trên 9.000 hộ nghèo ở huyện.

Ông Nguyễn Duy Hòa, Bí thư huyện ủy huyện Bắc Hà cho biết, trong phát triển kinh tế, từ khi người dân kết nối được mạng internet, nhiều hộ gia đình đã biết sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm nông nghiệp, các địa điểm du lịch, như: Hoa mận Tả Van Chư, hoa lê, chè cổ thụ Hoàng Thu Phố... qua đó, thu hút khách đến tham quan, tăng thêm thu nhập. "Triển khai chương trình viễn thông công ích đã góp phần trong công tác chuyển đổi số ở huyện Bắc Hà. Bắc Hà cũng xác định chuyển đổi số là trọng tâm để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của VNPT Lào Cai, việc chuyển đổi số được huyện thực hiện tương đối tốt" - ông Nguyễn Duy Hòa nói.

Xây dựng xã thông minh

Gia Phú (huyện Bảo Thắng) là xã đầu tiên vừa được tỉnh Lào Cai thí điểm thực hiện mô hình xã thông minh. Trên địa bàn xã, nhiều thôn, làng thông minh đã dần hiện hữu, chất lượng cuộc sống người dân đang dần được nâng lên.

Xã Gia Phú là xã vùng thấp của huyện Bảo Thắng với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.224 ha. Toàn xã có 2.695 hộ, với 9.487 nhân khẩu, gồm 13 dân tộc anh em cùng chung sống. Thực hiện chuyển đối số trong xây dựng nông thôn mới, xã đã tập trung tuyên truyền để người dân nhận thức rõ hơn vai trò chủ thể của mình trong việc chuyển đối số, xây dựng nông thôn mới ihông minh; khơi dậy tính tích cực, chủ động sáng tạo của bà con tham gia.

Lễ khánh thành Nhà Văn hoá thôn Đông Căm (xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng). 

Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang hoặc 4G là 70%; Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh là 90%; Tỷ lệ các thôn, bản được phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đảm bảo chất lượng tốt là 85%; Trang bị thiết bị mạng Wifi cho các thôn (phục vụ nhân dân và tổ công nghệ số cộng đồng) là 100%. Xã cũng có 2 phòng họp trực tuyến phục vụ đào tạo, tập huấn quy mô 100 người tham gia.

Về kinh tế số, xã phối hợp với các ngành chức năng xây dựng tem truy xuất nguồn gốc, mã QR code để xác thưc nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ thương hiệu sản phẩm cho các HTX. Đồng thời hướng dẫn các HTX cài đặt phần mềm để thanh toán điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất. Nhiều mặt hàng của người dân trong thôn, nhất là nông sản, sản phẩm tiềm năng OCOP đã được giới thiệu, quảng bá, giao dịch mua bán qua internet, giúp kích cầu tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Hiện trên địa bàn xã có 6 hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị ổn định, có 9 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Tất cả 6 HTX đang khai thác tối đa công năng của chuyển đổi số trong việc bán hàng. Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang hoặc 4G là 70%; Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh là 90%; Tỷ lệ các thôn, bản được phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đảm bảo chất lượng tốt là 85%; Trang bị thiết bị mạng Wifi cho các thôn (phục vụ nhân dân và tổ công nghệ số cộng đồng) là 100%. Xã cũng có 2 phòng họp trực tuyến phục vụ đào tạo, tập huấn quy mô 100 người tham gia.

Hiện trên địa bàn xã có 6 hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị ổn định, có 9 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Tất cả 6 HTX đang khai thác tối đa công năng của chuyển đổi số trong việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, kết nối khách hành, thực hiện các hợp đồng kinh tế trên không gian mang.

Thanh niên xã Gia Phú tập huấn về chuyển đổi số cho người dân trong xã.

Tại bộ phận 1 cửa xã Gia Phú, toàn bộ hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm để giải quyết. Đến nay đã có78 dịch vụ công được đưa lên hệ thống trực tuyến, trong  đó có 50% dịch vụ được thực hiện toàn trình.

Quyết tâm xây dựng thành công mô hình xã thông minh, Gia Phú đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, nhất là lực lượng thanh niên, phụ nữ tham gia vào quá trình chuyển đổi số; khuyến khích người dân tiếp cận các nền tảng công nghệ số, phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng điện tử.

"Thời gian tới, xã Gia Phú sẽ tập trung nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành. Đẩy mạnh tuyên truyền doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân các kiến thức về chuyển đổi số, kinh tế số, từ đó nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng. Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm lợi thế đưa lên sàn thương mại điện tử".

Ông Phạm Minh Bắc, Chủ tịch UBND xã Gia Phú