
Cần sớm ban hành quy định pháp luật, chế tài trong việc sử dụng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói
Để làm rõ những yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu, ngày 24/8 tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tăng cường quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói”.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Đến nay, cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp. Các mã số này tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu chính như xoài, thanh long, nhãn, lúa, sầu riêng. Thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Newzealand và Úc là những thị trường có số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhiều nhất. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Tuy nhiên, gần đây Cục Bảo vệ thực vật liên tục nhận được thông báo của các quốc gia nhập khẩu liên quan đến việc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, bao gồm các sản phẩm chuối, xoài, sầu riêng, mít, thanh long, nhãn… xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và có dư lượng hóa chất vượt quá quy định (sầu riêng, chôm chôm, ớt xuất khẩu sang Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay ớt đông lạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc). Các thông báo này cũng yêu cầu Việt Nam phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong nông sản của các lô hàng xuất khẩu…
Nêu thực tế về việc kiểm soát các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong nông sản của các lô hàng xuất khẩu còn bị buông lỏng, nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng, tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh nông sản có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt. Các đại biểu đề nghị cần tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền cơ sở, đồng thời xây dựng lộ trình cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện.
Ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Vina T&T và ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đề nghị: “Liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất tại vùng trồng và chính quyền địa phương không chặt chẽ vẫn còn hiện tượng hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ dân bán phá giá khi thương lái mua giá cao hơn gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xây dựng và ban hành quy định pháp luật, chế tài trong việc sử dụng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhằm quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói hiệu quả hơn và bảo vệ chủ sỡ hữu mã số; thống nhất danh mục hồ sơ cần thiết cho các địa phương và doanh nghiệp thực hiện.
Công tác sản xuất cần chú trọng chuẩn hóa, đồng bộ về chất lượng, bao bì, nhãn mác, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc,… đáp ứng yêu cầu của từng thị trường để xuất khẩu nông sản, hoa quả đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thúc đẩy việc chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu theo hướng chính ngạch và chuyên nghiệp hơn”.
Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị các địa phương quan tâm chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực thực hiện công tác cấp, quản lý và giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu; tăng cường thanh tra, kiểm tra sau cấp mã số; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tái vi phạm nhiều lần.
Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo các địa phương tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp thông tin về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và truy xuất thuận tiện. Đối với nông dân trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, theo dõi, giám sát và xử lý các loại sâu bệnh. Cơ sở đóng gói cần xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình đóng gói theo nguyên tắc một chiều, truy xuất nguồn gốc, đầu tư trang thiết bị để thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng quy định của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tổ chức liên kết chuỗi sản xuất thực chất từ vùng trồng – cơ sở đóng gói - cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật - doanh nghiệp xuất khẩu.
Thông tin tại hội nghị, ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện nay tỉnh Lạng Sơn đang duy trì thông quan hàng hóa tại 6 cửa khẩu (Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, Ga Đồng Đăng, Na Hình). Mặt hàng nông sản, trái cây chiếm khoảng 80% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Ông Lương Trọng Quỳnh đề nghị các doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu nông sản trên cả nước cần tăng cường công tác thông tin, phối hợp giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan về tình hình thị trường, hoạt động xuất khẩu nông sản để chủ động, kịp thời điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, cần đảm bảo hàng hóa khi xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các quy định, yêu cầu của thị trường xuất khẩu về xuất xứ, chất lượng, bao bì đóng gói... để thông quan nhanh chóng, thuận lợi.
Theo ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong bối cảnh hiện nay, sức hấp dẫn của các mặt hàng nông sản Việt Nam đối với nhiều thị trường trên thế giới ngày càng tăng. Yêu cầu đặt ra vừa phải duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh việc đảm bảo đủ sản lượng cung ứng, vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh đối với nông sản phải được coi là yếu tố then chốt. Đối với các vi phạm về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, kiểm tra việc cấp, quản lý và sử dụng mã số tại các địa phương; Phối hợp với các bộ ngành và địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị.
Cũng theo ông Hoàng Trung, cần sử dụng các biện pháp hành chính, nếu các lô hàng hóa đến cửa khẩu mà cơ quan hệ thống kiểm dịch thực vật phát hiện sẽ yêu cầu tái xuất trở lại, không cho phép xuất khẩu và tạm dừng việc khai thác, sử dụng mã số đó. Trong thời gian điều tra xác định nguyên nhân tìm biện pháp khắc phục và đã đàm phán được các yêu cầu về kiểm dịch thực vật cũng như an toàn phẩm của Trung Quốc lúc đó mới thông báo cho địa phương và chủ sở hữu các cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng tiếp tục được phép khai thác và phục vụ cho việc xuất khẩu.
Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã làm việc với Bộ Tư pháp đang xin phép Chính phủ cho phép xây dựng thêm 2 Nghị định là Nghị định về hướng dẫn cấp mã số, vùng trồng và cơ sở đóng gói. Thứ hai, kèm theo Nghị định đó phải có 1 Nghị định về các chế tài xử phạt trong lĩnh vực này.
“Các đơn vị kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và thông tin về vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới lô hàng. Phát hiện, xử lý và tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho các lô hàng không tuân thủ"
Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
Nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng Nông thôn mới thông minh là chương trình trọng tâm của Lâm Đồng
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới
-
Hiệu quả mô hình “Xã thông minh” Quảng Thọ
-
Áp dụng công nghệ giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế
- Hội Nông dân Lai Châu hỗ trợ hội viên đồng bào dân tộc chăn nuôi tập trung, bảo vệ môi trường
- Phủ xanh đồi cằn bằng cây dược liệu
- Đột phá trong xây dựng nông thôn mới ở Bố Trạch
- Huyện biên giới vượt khó xây dựng nông thôn mới
- Văn Giang quyết tâm về đích huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023
- Nông dân huyện Phú Riềng được "tiếp sức" thoát nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới
- Hội Nông dân huyện Yên Khánh: Chủ động, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới
-
Nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng Nông thôn mới thông minh là chương trình trọng tâm của Lâm Đồng(Tapchinongthonmoi.vn) - Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cao, nông nghiệp thông minh vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển thêm một bước mới, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tiến lên một “nấc thang mới”.
-
Bang Nebraska (Hoa Kỳ) và tỉnh Bình Dương xúc tiến hợp tác đầu tư và phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Theo lời mời của Thống đốc bang Nebraska, Hoa Kỳ, Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Nebraska; chuyến công tác thắt chặt quan hệ giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực: Y tế, giáo dục và các cơ hội đầu tư giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska.
-
Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đất ở huyện miền núi Hướng Hóa(Tapchinongthonmoi.vn) - Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt tình hình sạt lở núi, bờ sông, suố... huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang là khu vực có nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại lớn về người và của cải.
-
Phát hiện ca bệnh Đậu mùa Khỉ thứ 5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Y tế quận Tân Bình khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần với bệnh nhân (nam giới, 22 tuổi, tạm trú tại Phường 2) trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
-
Bộ Chính trị ra Kết luận về đổi mới hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lậpNgày 2/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ký ban hành kết luận số 62 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Hải Dương: Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 04/10, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Hòa Bình: Khai mạc "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao"Tối 3/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao" năm 2023.
-
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 3/10, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn cho công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.
-
Cà Mau tổ chức nhiều sự kiện nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về việc tổ chức sự kiện ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo kế hoạch này, nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sẽ được tổ chức…
-
Triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ ChungNgày 4/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ chí Minh (HCM), Trung tâm Unesco Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hoá Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4/10 - 10/10/2023.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp