Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Thay đổi phương thức quản lý thị trường vàng để hoạt động hiệu quả

10:27 16/02/2024 GMT+7
Với tính chất một sản phẩm hàng hóa đặc thù, có tính thanh khoản cao; đồng thời cũng là tài sản cất trữ, nguồn vốn lưu thông, kênh đầu tư quan trọng của thị trường… vàng có vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia nói chung và của nước ta nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường vàng của Việt Nam cũng còn những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý.

Nhắc lại thời điểm năm 2012, vàng được coi như một phương tiện thanh toán, những quan hệ có giá trị lớn được quy thành vàng, nếu để tình trạng "vàng hóa nền kinh tế" như vậy sẽ gây nhiều hệ lụy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Cần phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay

GS. TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, Nghị định 24 đã phát huy tác dụng khá tốt, chúng ta đã chấn chỉnh được tình trạng dùng vàng làm công cụ giao dịch.

Thực tế những năm qua, hầu như Nhà nước lấy một thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Mặc dù SJC và các vàng miếng khác có thể cùng chất lượng như nhau, nhưng đây là vàng thương hiệu quốc gia nên đương nhiên được tin cậy, tích lũy đảm bảo an toàn nhất nên người dân đều mong muốn mua, tích lũy, sở hữu. Song khi cung không có mà cầu có thực sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng sẽ tăng.

 

Việc không cân bằng được giữa thị trường vàng trong nước và thế giới dẫn đến tình trạng, thế giới có thể tăng một chút nhưng trong nước tăng rất cao, có những thời kỳ tăng đến 20 triệu đồng một lượng. Điều này là rất phi lý.

Theo GS. TS Hoàng Văn Cường: "Rất cần có sự thay đổi về phương thức quản lý, sửa đổi Nghị định số 24, không nhất thiết phải độc quyền Nhà nước về một thương hiệu vàng. Có thể cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân, nguồn cung được tự do được cạnh tranh bình đẳng thì sẽ không còn tình trạng kham hiếm nữa. Cùng với đó cần có liên thông giữa thị trường trong nước và quốc tế".

Độc quyền SJC sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, bây giờ vẫn duy trì việc độc quyền SJC sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng, mà thực tế đã chứng minh. Do đó, phải xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng hiện nay.

Chuyên gia kinh tế Trần Thọ Đạt nêu quan điểm: "Điều hành theo cơ chế thị trường, khơi thông cung cầu, thị trường vàng trong nước cần có tính liên thông đảm bảo phù hợp với tình hình biến động của thị trường thế giới. Điều hành theo cơ chế thị trường, tức là cần phải làm cho cung - cầu gần nhau theo hướng không chênh lệch giữa giá vàng thế giới so với giá vàng trong nước. Nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phải độc quyền vàng miếng SJC thì cần gia tăng Quỹ dự trữ vàng và sẵn sàng tăng cung vàng miếng khi giá vàng SJC cao hơn bất thường so với giá vàng thế giới để bình ổn giá".

                                                                                                                             Theo VOV

TỪ KHÓA #thị trường