Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

An Phú Trung từng bước chuyển đổi số để bắt kịp nhịp thở thời đại

Tú San - 14:20 24/03/2023 GMT+7
Xã An Phú Trung là một xã vùng ven của huyện Ba Tri - Tỉnh Bến Tre cách trung tâm huyện 9km, là một xã thuộc tiểu vùng V của huyện Ba Tri, kinh tế chính của bà con trong xã 80% nông nghiệp với diện tích đất sản xuất là 963,77 ha (chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi); 20% cơ sở kinh doanh, dịch vụ mua bán nhỏ lẻ. Đến nay, Tân Phú Trung đang từng bước triển khai chuyển đổi số để bắt kịp hơi thở của thời đại.

Chuyển mình từ danh hiệu "xã nông thôn mới"

Xã An Phú Trung là xã thuộc tiểu vùng 5 của huyện Ba Tri, kinh tế chính của bà con trong xã 80% nông nghiệp với diện tích đất sản xuất là 963,77 ha (chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi); 20% cơ sở kinh doanh, dịch vụ mua bán nhỏ lẽ. Đời sống nông dân luôn được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện phát triển về vật chất, tinh thần cho người dân như: nhà ở, phương tiện đi lại, thường xuyên được cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng; điều kiện học hành của con em nông dân được cải thiện, công tác phòng bệnh, khám và điều trị bệnh cho nhân dân được quan tâm chất lượng cao hơn, các tiêu chí văn hóa được nhân dân ủng hộ và thực hiện. Trình độ dân trí từng bước được nâng lên giúp cho nông dân nâng cao nhận thức về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tạo sự đồng thuận trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Xã An Phú Trung đã nhận danh hiệu  đạt chuẩn Nông thôn mới từ năm 2022. 

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện nay bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, đầu tư xây dựng trên 6,9 km đường với tổng kinh phí 13,9 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp 4,2 tỷ đồng còn lại là vốn ngân sách. Trường học, trạm y tế đều được xây dựng mới khang trang; điện, nước máy đầu tư khắp 6/6 ấp, chính sách an sinh xã hội triển khai đầy đủ. Đời sống của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo kéo giảm cuối năm 2022 còn 5,76% , Phong trào xây dựng xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao được cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia, kết quả xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2019 và công nhận xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2022.

Nỗ lực vươn lên bằng chuyển đổi số

Được sự quan tâm của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, cũng như sự quan tâm hỗ trợ và luôn đồng hành của Phòng Văn hoá & Thông tin cùng với sự hưởng ứng tích cực thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức, nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn, đến nay Xã An Phú Trung đã từng bước thực hiện công tác chuyển đổi số với từng mục tiêu cụ thể như:

Bí thư Đảng ủy xã An Phú Trung Nguyễn Văn Thiện (Áo xanh)

Phát triển Chính quyền số: Tiêu chí là 100% cán bộ, công chức và chi uỷ, chi hội, hội viên các ấp được tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các phần mềm nền tảng đã được triển khai: Phân mềm quản lý văn bản và điều hành (iOffice); Dịch vụ công trực tuyến (iGate); chữ ký số chuyên dùng và hộp thư điện tử công vụ…Phấn đấu đạt 99% văn bản đi, đến của các cơ quan quản lý nhà nước được trao đổi trên môi trường mạng và được đăng nhập vào phần mềm quản lý đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý theo quy định. Trong đó, có 100% lãnh đạo UBND xã được cấp và tập huấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc sử dụng văn bản có ký số trao đổi hàng ngày giữa các cơ quan nhà nước.  Thực hiện 100% Cán bộ công chức (CBCC) trong các cơ quan nhà nước được cấp hộp thư công vụ để trao đổi công việc khi thực hiện công vụ

Phát triển Kinh tế số: với gần 10% người dân sử dụng ứng dụng, giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt như: thanh toán tiền điện, tiền nước, học phí, v.v Nhìn chung, các chỉ tiêu trên lĩnh vực này chưa đạt. Bước đầu doanh nghiệp, tổ hợp tác tham dự tập huấn kiến thức chuyển đổi số, qua tập huấn đã được tiếp cận chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Phát triển Xã hội số: với hạ tầng mạng băng thông rộng, cáp quang phủ 100% đơn vị hành chính xã, ấp. Về phương diện Y tế đã hướng dẫn cho người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử, hệ thống đăng ký Tiêm chủng qua số điện thoại….Mảng giáo dục đã sử dụng các phầm mềm điện tử trong công tác quản lý, dạy và học; Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy học trực tuyến; triển khai thu học phí, BHYT, BHTN và các khoản thu khác, không dùng tiền mặt. Về an ninh thì bộ phận Công an xã đã sử dụng hệ thống phần mềm bảo mật của ngành, thực hiện cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, thu phí qua tài khoản, khai báo lưu trú qua phần mềm,… thực hiện tốt mô hình “Camera an ninh”.

Hoàn thiện mục tiêu chuyển đổi số trong thời gian sớm

Mặc dù Chương trình chuyển đổi số đã bước đầu mang lại những tín hiệu tốt, tuy nhiên khó khăn, hạn chế vẫn luôn đi kèm như một số chỉ tiêu đầu việc chưa được triển khai thực hiện, nhất là nhóm chỉ tiêu phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số, kết quả thực hiện chuyển đổi số chủ yếu tập trung vào cải cách hành chính cũng như thực hiện các dịch vụ trực tuyến công, theo đó, công cuộc chuyển đội số của xã cũng còn một chặng đường dài để hoàn thiện để sát với các tiêu chí kinh tế xã hội. Nhận thức được điều này, Lãnh đạo xã cũng đề đề ra những phương án khắc phục khó khăn theo tình hình thực tế với 6 nhóm giải pháp cụ thể.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số:  theo đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về thực hiện chuyển đổi số để xây dựng thành công “cơ quan số” tại đơn vị mình; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị theo phương châm “4 không, 1 có”: Làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa thông tin, dữ liệu. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật, thực hiện chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên các phương tiện truyền thông để thu hút, định hướng người dân, doanh nghiệp ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số, tham gia xây dựng chính quyền số, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn bộ hệ thống chính trị. Đồng thời xây dựng các bài viết về chuyển đổi số nhằm tăng cường sự tham gia của người dân sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại.

Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số:  bằng việc thực hiện tiếp nhận, số hóa, lưu trữ và xử lý hồ sơ, văn bản điện tử đúng pháp luật hiện hành về văn thư lưu trữ và chữ ký số. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả, phù hợp với môi trường số, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các trang thông tin của địa phương.

Đội ngũ nhân lực xã  dần đáp ứng cho mục tiêu chuyển đổi số

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tham dự đầy đủ các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về CNTT, chuyển đổi số do Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tổ chức. Triển khai công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.

Phát triển chính quyền số: Thường xuyên thu thập ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa để có kế hoạch nâng cao khả năng phục vụ, cải thiện chất lượng dịch vụ công tốt hơn. Triển khai bộ phận Một cửa hiện đại đảm bảo bộ phận một cửa có đầy đủ trang thiết bị phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao sự hài lòng, cung cách phục vụ. Tăng cường triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến theo mô hình xác định công dân, doanh nghiệp từ khi đến giao dịch. Tiếp tục đầu tư máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa... đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại cơ quan.

Phát triển kinh tế số: Xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chuỗi giá trị theo chuẩn VietGap đối với cây lúa (quy trình sản xuất lúa sạch ST24, ST25). Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn xã triển khai các giải pháp kết nối với các doanh nghiệp viễn thông để thực hiện, triển khai thanh toán với các giao dịch có giá trị nhỏ thông qua tài khoản viễn thông. Hỗ trợ tem truy suất nguồn gốc cho các sản phẩm HTX Dịch vụ - Nông nghiệp xã An Phú Trung. Xây dựng Website HTX Dịch vụ - Nông nghiệp xã An Phú Trung. Hỗ trợ đưa các đặc sản, sản phẩm OCOP, doanh nghiệp, HTX giới thiệu trên sàn thương mại điện tử. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

Nân cao giá trị gạo theo chuẩn OCOP đang được xã xúc tiến triển khai.

Phát triển xã hội số: Xây dựng các dịch vụ số trên nền tảng chính quyền số thông minh qua nhiều kênh giao tiếp giúp người dân có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu như sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế thông minh, giáo dục thông minh, các tiện ích của thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ… để mang lại sự hài lòng cho người dân thông qua chuyển đổi số.