Xuân Lộc: Đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao
Năm 2014, huyện Xuân Lộc là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM. Ngay sau khi đạt chuẩn, huyện đã xây dựng, ban hành Nghị quyết số 13-NQ/HU của Huyện ủy về “Nâng cao chất lượng xây dựng huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015-2020”. Năm 2018, Xuân Lộc được Trung ương chọn là một trong 4 địa phương thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu; đồng thời UBND tỉnh Đồng Nai cũng ban hành Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 08/01/2019 phê duyệt Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt NTM kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018-2025.
Ông Lê Kim Bằng - Tỉnh uỷ viên – Bí thư huyện uỷ Xuân Lộc thăm mô hình vườn mẫu xã Lang Minh.
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/06/2022 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025; Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần quyết tâm và trách nhiệm cao.
Quyết tâm đạt chuẩn “Nông thôn mới nâng cao” năm 2023
Khi triển khai thực hiện, Xuân Lộc xác định phương hướng đến năm 2023 phải đạt chuẩn NTM nâng cao. Chính vì thế, huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. UBND huyện đã tổ chức thực hiện với tinh thần đổi mới mạnh mẽ và đảm bảo có hiệu quả trên tất cả các mặt như về phần nội dung truyền thông thì tập trung những chủ trương, cơ chế, chính sách hiện hành như: Chủ trương về xã hội hóa với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm (giao thông nông thôn, điện sản xuất, nhà văn hóa và khu thể thao ấp...); hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải, chất thải; chính sách để huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện các công trình huy động từ người dân. Còn về xác định đối tượng truyền thông là toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhằm giúp họ hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, gắn với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho từng giai đoạn, tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động để cùng chung tay xây dựng NTM. Đồng thời, về phương thức truyền thông cũng được thực hiện phong phú, đa dạng với nhiều hình thức phù hợp như: Tổ chức hội nghị chuyên đề; hội nghị lồng ghép để quán triệt và tuyên truyền qua các hình thức thông tin lưu động như: Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, tuyên truyền qua trang thông tin điện tử huyện, xã, tuyên truyền cổ động trực quan…
Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực để xây dựng chuẩn NTM nâng cao từ nguồn nội lực của địa phương cũng như xã hội hoá một số hạng mục đã cho thấy quyết tâm của UBND huyện khi tập trung phần lớn nguồn kinh phí để xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần làm thay đổi diện mạo của Xuân Lộc. Theo đó, toàn huyện đã hoàn thành 532 tuyến đường giao thông nông thôn, tổng chiều dài 295,14km, tổng mức đầu tư 450,84 tỷ đồng.
Trong năm 2023, UBND các xã tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư xây dựng 115 tuyến đường giao thông nông thôn, tổng chiều dài 88,91km, tổng mức đầu tư 185,84 tỷ đồng; đến nay, hoàn thành 15 công trình với chiều dài 8,28km; đang thi công 33 công trình, chiều dài 24,25km; 67 công trình chuẩn bị khởi công, chiều dài 56,38km. Cho đến nay đã có 699,71km đường giao thông do xã quản lý, tăng 384,05km so với năm 2014.
Công tác xây dựng đường giao thông nông thôn với hình thức xã hội hoá, vận động nhân dân cùng làm trong duy tu, sửa chữa nhỏ và chỉnh trang đường giao thông nông thôn đã nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân.
Bà Nguyễn Thị Cát Tiên - Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc. thăm vườn cây của hộ nông dân tại địa phương.
Bà Nguyễn Thị Cát Tiên - Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Tất cả các tuyến đường giao thông nông thôn của huyện Xuân Lộc đa phần huy động từ sức dân, trong đó việc tích cực tuyên truyền vận động người dân cùng tham gia với chính quyền trong công tác tu sửa các công trình hạ tầng đường sá, dọn dẹp vệ sinh phố xóm... đều nhận được sự ủng hộ tích cực của nhân dân địa phương. Tôi đi xuống xã thăm thì thấy bà con vẫn hăng hái làm các công trình giao thông nông thôn dù thời tiết nắng nóng, có cán bộ thôn nói với tôi rằng khi thấy Chủ tịch dù bận nhiều việc cũng dành thời gian xuống thăm hỏi, động viên làm người dân rất cảm động và làm việc hăng say hơn. Điều này làm tôi cảm thấy với chủ trương đúng đắn của Đảng và nguồn động viên kịp thời sẽ mang lại niềm tin rất lớn cho nhân dân trong huyện, nhất là các cán bộ đảng viên sẽ là người đi đầu chấp hành các quyết sách nhiệt tình và lan tỏa sâu rộng đến quần chúng nhân dân cùng thực hiện xây dựng tiêu chí NTM theo chuẩn nâng cao trong năm 2023”.
Hướng tới kết quả toàn diện, bền vững
Với bộ tiêu chí huyện NTM tại Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Bộ tiêu chí huyện NTM; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, đến nay huyện Xuân Lộc đã đạt 9/9 tiêu chí, 38/38 chỉ tiêu. Trong đó, số xã đạt được công nhận đạt chuẩn NTM là 14 xã với tỷ lệ đạt là 100%. Số xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 – 2020 là 14/14 xã, đạt 100%.
Bên cạnh đó, trong năm 2023, huyện Xuân Lộc đã xây dựng 8 xã gồm Lang Minh, Xuân Hiệp, Suối Cát, Xuân Phú, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Tâm, Xuân Hoà đạt chuẩn NTM căn cứ theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 và xây dựng xã Xuân Tâm đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, dự kiến đến cuối năm 2023 huyện sẽ xây dựng thêm 3 xã (Lang Minh, Xuân Hiệp, Xuân Phú) hoàn thành việc đánh giá lại theo bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
Là huyện nông nghiệp, việc thực hiện xây dựng các tiêu chí NTM nâng cao cũng được ngành Nông nghiệp huyện Xuân Lộc chuyển dần sang đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất hàng hóa, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; phát triển du lịch sinh thái, du lịch môi trường rừng, nông, lâm kết hợp để phát huy tiềm năng lợi thế của huyện.
Hồ sen được trồng giữa cánh đồng lúa mừng sinh nhật Bác của xã Lang Minh mang lại cảnh quan đẹp, nâng cao hình ảnh NTM nâng cao của huyện Xuân Lộc.
Việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với việc tạo việc làm, giải quyết lao động địa phương đồng thời phát triển nông nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, thông qua các điểm du lịch để quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua hệ thống chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây và nhất là gắn kết với hệ thống chợ trên địa bàn huyện trong việc phân phối sản phẩm và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đã góp phần nâng cao giá trị nông sản của nông dân địa phương, tạo ra nguồn lợi kinh tế giúp các nông hộ an tâm phát huy giá trị sản phẩm ngày càng tốt hơn.
“Kết quả phát triển trồng trọt, chăn nuôi hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, sản xuất an toàn, tiêu chuẩn GAP, chương trình giảm tổn thất sau thu hoạch, đề án bảo quản sơ chế nông sản. Từ đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề nông thôn và thị trường tiêu thụ, để hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển có tính bền vững, trong đó diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP trên 710ha” – ông Đoàn Văn Thiện, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Xuân Lộc cho biết.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Xuân Lộc đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ với điển hình là Công ty TNHH MTV Trang trại Việt xã Xuân Trường; Trại hoa Lan Hồng Phúc, xã Bảo Hòa; Dưa lưới Đỗ Nhật Tâm, xã Xuân Định và mô hình trồng lan công nghệ cao tại xã Xuân Thành với diện tích 20ha. Về lĩnh vực chăn nuôi gia súc vốn là thế mạnh lâu nay của huyện với điển hình là Trang trại chăn nuôi công nghệ cao của Công ty TNHH EMIVEST FEEDMILL Việt Nam tại xã Xuân Phú. Các mô hình này đang phát huy hiệu quả kinh tế cao, có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm đối với trồng trọt và trên 5 tỷ đồng/năm đối với chăn nuôi, hầu hết tất cả các doanh nghiệp trên đã đầu tư trang thiết bị tiên tiến, là điểm sáng để tiếp tục nhân rộng trên địa bàn huyện.
Huyện Xuân Lộc xác định lấy nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng; đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu; đồng thời phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, huyện Xuân Lộc đã dần hoàn thiện mô hình NTM nâng cao bằng những nỗ lực của cả hệ thống chính trị cũng như kết hợp, vận động nguồn lực từ nhân dân để đạt được những thành quả như hôm nay.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làng -
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ -
Đổi mới trên quê hương Nho Quan -
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP
- Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa
- Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh