
.jpg)
Giảm tình trạng vứt rác thải bừa bãi
Nông dân xã Xuân Thọ, xã vùng ven của TP. Đà Lạt nay giảm hẳn tình trạng vứt phụ phẩm nông nghiệp bừa bãi. Thay vào đó, bà con gom rau, cà chua, bắp sú bị hỏng... vào các bể chứa, sản xuất ra một loại phân hữu cơ từ chính phế phẩm nông nghiệp và các loại men vi sinh.
Đây là một dự án của Hội Nông dân nhằm giúp nông dân tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp sản xuất phân xanh. Đồng thời, việc sản xuất phân hữu cơ này cũng giúp giảm thiểu tình trạng vứt rác thải ra phía ngoài vườn, thậm chí vứt đầy trên đường đi.
Không chỉ có nông dân Xuân Thọ, nông dân xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh cũng biến rác thành phân bón hữu cơ. Giới thiệu thùng ủ rác thải của gia đình, ông Trần Văn Khoa, nông dân thôn Hà Tây, xã Quốc Oai cho biết, chỉ đơn giản là một thùng màu xanh vừa phải, đặt ở góc vườn nhưng đã giải quyết được rất nhiều vấn đề rác thải.
Ông Khoa cho biết, cứ thức ăn thừa, vỏ trứng, lá rau các loại bỏ vào thùng, thêm ít chế phẩm sinh học vào là ít lâu sau sẽ cho sản phẩm là loại phân hữu cơ tơi xốp. Thùng cũng không bốc mùi hôi, đặt trong vườn rất thuận lợi...
“Trước đây rác thải hữu cơ của gia đình thường để trong bếp hay ngoài sân nên bốc mùi rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên. Sau khi được hướng dẫn thực hiện xử lý bằng chế phẩm sinh học, thì đã không còn mùi hôi thối, không gây ô nhiễm môi trường. Nước rỉ thu được từ rác, đem hòa loãng tưới cho cây trồng, cây phát triển khỏe xanh tốt, tiết kiệm chi phí mua phân bón. Thấy được tác dụng của mô hình, nên nhiều gia đình trong xã Quốc Oai cũng đã tự mua thùng nhựa và chế phẩm sinh học để xử lý rác tại nhà mình”- ông Khoa chia sẻ.

Bảo vệ môi trường là vấn đề lâu dài
Ông Trần Hùng Cường - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh cho biết: Vấn đề rác thải là một trong những vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường nông thôn. Ở Đạ Tẻh, không phải địa phương nào cũng thu gom rác thải tập trung hàng ngày, nhiều nơi bà con vẫn chôn lấp là chính. Các loại rác hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh hoạt có đặc trưng là gây mùi, thu hút côn trùng. Vì vậy, Hội Nông dân thử nghiệm việc xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình với mục tiêu bảo vệ môi trường đồng thời tạo thêm nguồn phân hữu cơ. Theo đó, rác hữu cơ được đưa vào thùng ủ có bổ sung trấu và chế phẩm sinh học; sau 30 đến 40 ngày tiến hành phân hủy và trở thành phân bón hữu cơ có ích cho cây trồng.
Từ hiệu quả mô hình, Hội Nông dân huyện tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân cơ sở triển khai nhân rộng mô hình “Xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình”.
Qua đánh giá, mô hình “Xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” được triển khai đều mang lại hiệu quả thiết thực. Các gia đình thực hiện ủ, phân hủy rác hữu cơ bằng chế phẩm sinh học đã giảm khoảng 90% lượng rác hữu cơ phải chôn lấp và thu gom đưa đi xử lý, tận dụng được nguồn phân bón vi sinh giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, an toàn, giảm chi phí mua phân bón.
Ông Đa Cát Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết: Toàn tỉnh đã tổ chức xây dựng gần 600 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, vượt chỉ tiêu do Trung ương Hội giao rất cao. Điển hình như mô hình nuôi heo trên nệm sinh học ở Tân Hội (Đức Trọng), chế biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón ở Xuân Thọ (Đà Lạt), làm nhà vệ sinh hợp chuẩn ở Đạ Chais (Lạc Dương)... cho tới những phong trào do Hội ND cơ sở gây dựng như “thu gom rác thành tiền”, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở vùng lúa của huyện Đạ Tẻh.
Ở tất cả các huyện, thành trên toàn tỉnh, việc thu gom rác thải độc hại, bao bì thuốc BVTV đều đi vào quy củ, bể chứa được xây dựng, việc thu gom tiêu hủy được chấp hành nghiêm túc. Ngay cả các vùng có đông hội viên người dân tộc thiểu số, việc vận động nông dân không chăn nuôi trong sân nhà, dưới sàn nhà cũng đạt kết quả rất tốt, gần như không còn hộ chăn nuôi ở sân nhà, giúp môi trường sạch và an toàn cho con người.
Tuy nhiên, Hội Nông dân tỉnh xác định, không chỉ xây dựng mô hình bảo vệ môi trường, nội dung quan trọng là tác động để nông dân ý thức được việc canh tác đúng sẽ giúp bảo vệ môi trường. Việc trồng rau hoa theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi theo hướng sinh học bền vững, trồng cà phê theo các bộ tiêu chuẩn đều có các yêu cầu rất nghiêm ngặt về môi trường.
“Trước đây rác thải hữu cơ của gia đình thường để trong bếp hay ngoài sân nên bốc mùi rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên. Sau khi được hướng dẫn thực hiện xử lý bằng chế phẩm sinh học, thì đã không còn mùi hôi thối, không gây ô nhiễm môi trường. Nước rỉ thu được từ rác, đem hòa loãng tưới cho cây trồng, cây phát triển khỏe xanh tốt, tiết kiệm chi phí mua phân bón”.
Ông Trần Văn Khoa, ND thôn Hà Tây, xã Quốc Oai, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
-
Nông dân Thủ đô nhận được nhiều hỗ trợ từ Hội
-
Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi
-
CLB “Nông dân triệu phú, tỷ phú” chia sẻ kinh nghiệm, liên kết sản xuất, giúp đỡ hộ nghèo
-
Tỷ phú nông dân tuổi Mão làm giàu từ trồng lan
- Tiếp tục học hỏi, làm giàu cho gia đình và quê hương
- Hỗ trợ sinh kế để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững
- Quảng Trị: Đồng thuận bảo vệ môi trường
- Tăng đồng thuận nhờ “Cà phê pháp luật”
- Cần cải thiện môi trường đầu tư để hút vốn FDI vào nông nghiệp
- Nông dân Quảng Bình chung tay bảo vệ môi trường biển
- Bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững
-
Nhiều bất cập của Luật Thuế Thu nhập cá nhânBộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Thuế Thu nhập cá nhân. Theo ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, việc sửa đổi rất cần thiết bởi luật có quá nhiều bất cập.
-
Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến lấy nước ở Đồng bằng sông Cửu LongTổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong tuần tới, xâm nhập mặn có xu thế tiếp tục tăng theo kỳ triều cường Rằm tháng Giêng âm lịch.
-
Cá tra thương phẩm hút hàng, giá tăng cao sau Tết Nguyên đánGiá cá tra thương phẩm size 0,8kg/con giá gần 30.000 đồng/kg; size từ 1 - 1,2kg/con giá hơn 31.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi lãi khoảng 3.000 đồng/kg.
-
Lịch giao nhận công dân nhập ngũ năm 2023Thực hiện Quyết định số 66/QĐ-TTg ngày 4/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2023, Quyết định số 4205/QĐ-BQP ngày 19/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2023, từ ngày 6 đến 10/2/2023, thanh niên trên địa bàn cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023.
-
Thủ tướng: Quyết tâm biến Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thành vùng đất giàu có, giàu bản sắc văn hóa và nhiều đột phá hơn nữaThủ tướng nhấn mạnh yêu cầu lựa chọn "đột phá của đột phá" để Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững, quyết tâm biến nơi đây thành vùng đất giàu có, giàu bản sắc văn hóa và có nhiều đột phá hơn nữa cùng với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
-
Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trịThời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các ngành hỗ trợ hội viên mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng các ngành nghề, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.
-
Nguồn cung phân bón đủ nhưng giá vẫn ở mức caoVới công suất sản xuất các loại phân bón quan trọng như đạm ure, NPK và phân bón chứa lân của các nhà máy trong nước đều vượt nhu cầu tiêu thụ, nguồn cung phân bón trong nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Đông Xuân 2022-2023 được đảm bảo. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia giá phân bón vẫn neo ở mức cao cho dù đã hạ nhiệt so với năm ngoái.
-
15 mặt hàng "tỷ đô" xuất khẩu sang khu vực Âu-MỹViệt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Âu Mỹ, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong năm 2022, một số mặt hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng hai con số như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép; thủy sản; cà phê...
-
Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2: Khoảng cách nguy hiểm“Thu hẹp khoảng cách chăm sóc” là chủ đề xuyên suốt của chiến dịch kéo dài 3 năm, được khởi động từ năm 2022 nhân Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2040 do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
-
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2023: Bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóaSáng 4/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn - vị thần đứng đầu Tứ bất tử trong thần điện Việt, đã khai hội tại đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội), dưới chân núi Tổ Ba Vì.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh