Chi hội trưởng nông dân đam mê làm du lịch cộng đồng
Thành lập Chi hội ND nghề nghiệp để làm du lịch
Đến với đồng bào Mông 2 xã Pà Cò - Hang Kia, du khách được trải nghiệm thăm quan bản làng người Mông, thăm các vườn hoa đào, hoa mận, đồi chè Shan Tuyết xanh mướt, được trải nghiệm vẽ sáp ong, làm giấy giang truyền thống, đi săn mây và thăm quan chợ phiên Pà Cò có rất nhiều hàng thổ cẩm, chợ đêm Giao lưu văn hoá Mông Pà Cò với nhiều tiết mục giao lưu văn hoá văn nghệ mang đậm văn hoá truyền thống của dân tộc Mông. Cùng với đó, du khách được thưởng thức ẩm thực đặc trưng của người Mông như rượu ngô, rượu mận, các món ăn từ lợn bản, gà đen Mông, mèn mén, các loại rau sạch như rau cải, susu, ngọn đậu của bản địa…
Mô hình homestay của gia đình anh Phàng A Páo ngày càng đón nhiều khách trên mọi miền đến thăm quan trải nghiệm.
Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân nghề nghiệp “Nông dân làm Homestay và trải nghiệm nông nghiệp’’, anh Phàng A Páo luôn tuyên truyền cho gia đình, các hội viên và nhân dân địa phương chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy ước, hương ước của địa phương đề ra. Bản thân anh Páo đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên trong toàn Chi hội về mục đích, ý nghĩa, vai trò việc thực hiện Nghị quyết số 04 - NQ/HNDTW ngày 05/8/2019 của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lợi ích của việc thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp vì mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.
Truyền tải những nét văn hóa dân tộc Mông tại homestay của anh Phàng A Páo.
Trước những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và các đặc sản dân tộc nổi tiếng của địa phương, anh Páo theo đuổi đam mê làm du lịch cộng đồng với quyết tâm xây dựng Chi hội nghề nghiệp theo nguyên tắc “5 tự” là: Tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm và “5 cùng”: Cùng chí hướng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng thụ. Anh Páo đã tích cực tuyên truyền, tìm hiểu kiến thức để hỗ trợ và kêu gọi các nguồn lực của hội viên nông dân trong Chi hội để xây dựng mô hình Chi hội nông dân nghề nghiệp “Nông dân làm Homestay HMong và trải nghiệm nông nghiệp’’ tại xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (huyện Mai Châu) nhằm phát huy tiềm lực sẵn có, tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các hội viên có cùng niềm đam mê kinh doanh du lịch cộng đồng, hỗ trợ du khách trải nghiệm các dịch vụ mang đậm bản sắc dân tộc Mông tại huyện Mai Châu, góp phần xây dựng xã Pà Cò trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu. Thông qua tuyên truyền, các hội viên đã tự viết đơn xin tham gia lập chi hội. Hiện nay, chi hội có 29 hội viên, trong đó có 15 hội viên là đảng viên, có 5 hội viên đã tốt nghiệp đại học.
Xã Pà Cò là địa bàn còn rất mới mẻ đối với loại hình du lịch homestay, tuy nhiên đã được các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, chịu khó học hỏi nên cơ bản các cách thiết kế các ngôi nhà luôn mang đậm phong cách nhà truyền thống của dân tộc Mông, bên trong các phòng đều sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp, với giá thuê trung bình phòng cộng đồng dao động từ 80-100 nghìn đồng/khách/đêm; giá phòng đôi, phòng gia đình dao động từ 400 -700 nghìn đồng/phòng/đêm.
Hỗ trợ hội viên mở rộng mô hình du lịch homestay
Anh Páo Cho biết: “Gia đình tôi làm du lịch homestay từ năm 2018 quá trình tích lũy kinh nghiệm và mở rộng mô hình Homestay, gia đình tôi xây dựng thêm một số nhà sàn, công trình phục vụ cho việc đón khách thuận lợi. Số lao động do gia đình thuê hiện là 05 lao động chính, mức chi trả 5 triệu đồng/người/tháng. Gia đình tôi ngày càng đón nhiều khách đến thăm quan du lịch hơn. Khách nước ngoài chủ yếu là khách châu Âu, đặc biệt khách nội địa từ các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hoà Bình…”.
Để mô hình du lịch homestay của gia đình được nhân rộng, bản thân anh Páo thường xuyên tuyên truyền, hỗ trợ các hội viên, gia đình khác tại địa phương cùng nhau phát triển mở rộng dịch vụ homestay và giữ gìn cảnh quan môi trường trong lành, xử lý chất thải đúng nơi quy định, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng năm, anh Páo được các cấp, các ngành, đặc biệt là Hội Nông dân xã, huyện tạo điều kiện để nắm bắt thị trường, tìm hiểu học các lớp nghề về hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, quản lý nhà hàng ...
Du khách trải nghiệm hương sắc núi rừng tại homestay của anh Páo.
Vào ngày 30/7/2022, Chi hội đã cho ra mắt 1 điểm mang tên “Đêm giao lưu văn hoá Mông Pà Cò’’ đã tạo được sân chơi giao lưu văn hoá nhằm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Mông, đồng thời cũng giới thiệu và giao lưu văn hoá với các dân tộc khác, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân 2 xã Hang Kia và Pà Cò và nhiều địa phương lân cận như các xã Lóng Luông, Vân Hồ, Chiềng Yên (huyện Vân Hồ); các xã Tân Xuân, Tân Lập, Chiềng Tương (huyện Mộc Châu và Yên Châu)... đều hứng thú đến tham gia giao lưu văn hoá, đồng thời đã thu hút được lượng khách du lịch khá đông từ nhiều nơi trong cả nước về trải nghiệm và giao lưu.
“Bản thân tôi là đảng viên, luôn ý thức tuyên truyền vận động gia đình và hội viên, nông dân trên địa bàn chấp hành nghiêm mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua các phong trào do Nhà nước phát động, gia đình tôi tự nguyện hỗ trợ đóng góp cho xã hội: Hàng năm trao 150 - 200 suất quà Tết trị giá mỗi suất quà từ 200 - 250 nghìn đồng cho các hộ nghèo xã Pà Cò và thường xuyên tài trợ cho các vận động viên của bản, xã tham gia giải thể dục thể thao, văn nghệ do huyện, tỉnh tổ chức; Hỗ trợ xây dựng Tổ hợp tác chợ đêm Pà Cò 8 triệu đồng. Gia đình tôi đều được công nhận hộ Gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liên tục”, anh Páo chia sẻ.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình homestay hiệu quả, phù hợp để giúp bà con giảm nghèo bền vững. Tiếp tục đề xuất cấp ủy, chính quyền huyện, tỉnh quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, cải thiện hạ tầng cơ sở, giao thông, phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới như du lịch trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc để hấp dẫn du khách hơn”.
Ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mai Châu.
-
Xã nghèo Bình Tân nỗ lực vượt khó về đích Nông thôn mới nâng cao -
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu -
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làng -
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ
- Đổi mới trên quê hương Nho Quan
- Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP
- Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa
- Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
-
Xã nghèo Bình Tân nỗ lực vượt khó về đích Nông thôn mới nâng caoTrải qua 4 năm tự lực phấn đấu, xã Nông thôn mới Bình Tân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã vinh dự đón nhận Quyết định xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
-
An Giang giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá đặc sản tại TP. Hồ Chí MinhNgày 26/11, tại TP.Hồ Chí Minh, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang với chủ đề “An Giang: Không gian mới – Giá trị mới”.
-
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về thể chếNgày 27/11, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề Quý IV năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về chuyển đổi số và thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
Những dấu hiệu cảnh báo sớm mỡ máu cao tuyệt đối đừng coi nhẹMỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của mỡ máu cao là rất quan trọng để có biện pháp can thiệp kịp thời.
-
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Long An chính thức triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp” với mục tiêu hình thành 125.000ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải, tăng thu nhập cho nông dân. Hợp tác xã ấp 1 Tân Tây, huyện Thạnh Hoá được chọn làm mô hình điểm với nhiều giải pháp tiên tiến.
-
Năm 2024, đạt và vượt 16/18 chỉ tiêu Trung ương Hội giaoNăm 2024, công tác Hội và phong trào nông dân của Hội Nông dân (HND) tỉnh Cà Mau đã đạt những thành tích ấn tượng như kết nạp mới 4.058 hội viên (đạt 144% chỉ tiêu); hỗ trợ thành lập mới 13 Hợp tác xã, 52 Tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; 9 chi hội nghề nghiệp; duy trì thực hiện 10 “Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú” và 1 “Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”; vận động tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND đạt 10,8 tỷ đồng (đạt 171% chỉ tiêu)…
-
Tổ chức thành công Hội thi “Nông dân Tuyên Quang với chuyển đổi số”(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong ngày 26/11, Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức thành công Hội thi tuyên truyền viên giỏi tỉnh Tuyên Quang năm 2024 với chủ đề “Nông dân Tuyên Quang với chuyển đổi số”.
-
Hải Dương: Giải bóng chuyền “Bông Lúa vàng” lần thứ XIII, cup Agribank năm 2024 sân chơi giải trí của nông dânTừ ngày 23-26/11/2024 tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hải Dương, Hội Nông dân phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vòng chung kết giải bóng chuyền “Bông Lúa vàng” tỉnh Hải Dương lần thứ XIII, cup Agribank năm 2024.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mớiPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
-
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tụcTheo phương án Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng, Tết Nguyên đán năm 2025, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 9 ngày liên tục, gồm 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ hằng tuần.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
3 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
4 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
5 Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơ