
Đi đầu trong hiến đất làm đường
Giờ đây về xã Cổ Linh (huyện Pắc Nặm) nhiều người sẽ ngỡ ngàng vì sự thay đổi của vùng đất này. Những con đường đất cứ đến mùa mưa lũ là lầy lội, khó đi thì nay được bê tông hóa, cơ sở hạ tầng trên địa bàn được xây dựng khang trang, đời sống nhân dân ngày một nâng lên. Đó là thành quả của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Hội CCB xã Cổ Linh.

Khi được hỏi về việc hiến đất làm đường, CCB Lường Đức Hân ở thôn Nà Quạng (xã Cổ Linh) cho hay: Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước chúng tôi là những người đã xung phong lên đường nhập ngũ. Giờ đây khi Nhà nước làm nông thôn mới, chúng tôi lại tiếp tục đi đầu, dù còn khó khăn nhưng gia đình tôi đã hiến trên 400m2 đất để xây dựng đường giao thông của thôn.
Không chỉ có gia đình CCB Lường Đức Hân mà ở xã Cổ Linh còn có nhiều CCB khác thời gian qua cũng rất tích cực tham gia hiến đất làm đường như: CCB Nông Văn Vịnh thôn Nà Quạng hiến trên 400m2; CCB Hoáng Á Phồng ở thôn Pù Lườn hiến trên 500m2…
Ông Ma Văn Nhạc – Chủ tịch Hội CCB huyện Pắc Nặm cho hay: Thời gian qua Hội CCB huyện đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” gắn với xây dựng NTM. Qua đó đã đạt hiệu quả thiết thực, Hội CCB huyện Pắc Năm đã gương mẫu đi đầu trong các hoạt động làm đường giao thông nông thôn, kênh nương nội đồng, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.
Nhiệm kỳ 2017-2022 các Hội viên Hội CCB huyện Pắc Nặm đã tham gia hiến 32.500m2 đất; đóng góp 8.600 ngày công và hơn 100 triệu đồng tiền mặt xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới; thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được 06 nhà với số tiền 430 triệu đồng...
Mạnh dạn trong phát triển kinh tế
Bên cạnh đó các hội viên CCB huyện Pắc Nặm cũng luôn nêu cao ý trí tự lực, tự cường không cam chịu đói nghèo, khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có để vượt lên khó khăn, cải thiện đời sống cho chính mình và góp phần phát triển kinh tế địa phương. Phong trào thi đua giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên CCB được đẩy mạnh.

Hội CCB huyện Pắc Nặm đã chủ động phối hợp với các ngành, tạo điều kiện cho hội viên tham gia các dự án, chương trình phát triển kinh tế, tập huấn sử dụng vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật… để các hội viên kịp thời áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình.
Ông Nhạc cho biết thêm: Hiện nay Hội CCB huyện Pắc Nặm đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Pắc Nặm để hỗ trợ về vốn cho 914 hội viên vay với tổng dư nợ trên 49,5 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện Pắc Nặm đã có nhiều hộ gia đình CCB có kinh tế khá giả như: CCB Phùng Quốc Thân và Đoàn Văn Tiến đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp, làm dịch vụ. CCB Quách Văn Giai, Lộc Dương Thủy ở xã Bộc Bố; CCB Cà Văn Giảo, Cà Văn Chiến, Đặng Văn Hoàn ở xã Xuân La; CCB Dương Văn Lần ở xã Công Bằng đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm trở lên bằng mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, nuôi cá, trồng rừng, trồng cây ăn quả...
CCB Quách Văn Việt ở xã Bộc Bố cho biết: "Khi sinh hoạt ở Hội CCB tôi được đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở nhiều mô hình, địa phương khác. Chính vì vậy khi trở về tôi đã áp dụng vào vườn nhà rất có hiệu quả. Đến nay gia đình tôi đã có 6ha rừng, 30 con dê, 500 cây ăn quả các loại, chăn nuôi thêm gà, lợn... mỗi năm thu nhập của gia đình cũng được trên 200 triệu đồng".
-
Huyện Mù Căng Chải: Tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Quý Mão 2023
-
Giá các mặt hàng khô đặc sản 'lên hương' dịp cận Tết
-
Giá các loại hoa Tết ở Hải Dương tăng khoảng 10% so với năm ngoái
-
Trồng dưa hấu cung cấp cho thị trường Tết thu lãi cao
- Làng trồng cây quất lớn nhất miền Trung bội thu vụ Tết
- Lợi nhuận tăng cao khi trồng rừng gỗ lớn
- Người chăn nuôi cẩn trọng tái đàn phục vụ Tết
- Ngư dân Vũng Tàu trúng lộc biển, thu cả triệu đồng mỗi ngày
- Ngư dân vùng bãi ngang Quảng Bình trúng cá cơm
- Nông dân Hậu Giang phấn khởi khi giá mía bán chục cao kỷ lục
- Vượt khó thành "triệu phú gà giống" trên quê lúa Thái Bình
-
Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2023, thị trường lao động sẽ có những biến động nhất định, do đó, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp để cải thiện việc làm cho người lao động và ổn định thị trường lao động trong nước.
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấyTổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến 15h ngày 1/2, ngày đầu tiên của đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông-Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã có trên 390.000 ha diện tích đã đủ nước gieo cấy.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phươngSáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023.
-
Ra mắt sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcToàn bộ tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư về đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực đã được hệ thống lại trong cuốn sách, như là một đáp án trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta phòng chống tham nhũng tiêu cực được mạnh mẽ, quyết liệt như thời gian qua; vì sao đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực thành công như vừa qua...
-
Các trường hợp ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lậpNghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 quy định các trường hợp ký hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 22/2/2023.
-
Xuất khẩu thủy sản tháng 1/2023 giảm 31%, kỳ vọng phục hồi từ quý IITháng 1/2023, xuất khẩu (XK thủy sản) vẫn tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước cộng với dịp trùng vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Ước tháng đầu năm, XK thủy sản giảm 31% đạt khoảng 600 triệu USD. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%, riêng mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%.
-
Doanh nghiệp xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc sẽ phải có đăng kýCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị vừa có công văn số 231/BVTV-HTQT về việc thực hiện quy định mới của Trung Quốc liên quan đến đăng ký xuất khẩu dược liệu gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc.
-
Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc BộNhận định về xu thế thời tiết tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông. Do đó, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào đêm và sáng.
-
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có Thư cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn trước việc đồng chí Giang Trạch Dân từ trần.
-
Hội nghị triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023Trong năm 2023, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, Thường trực Ban Bí thư yêu các cơ quan được giao nhiệm vụ cần tập trung, chủ động xây dựng các đề án, báo cáo được phân công; một số đề án khó, phức tạp, nhạy cảm đã tồn đọng từ các năm trước cần tập trung giải quyết dứt điểm theo chương trình đã đề ra.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh