
Tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, trở thành khá giả
Để góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, những năm qua, Hội Nông dân xã Trường Xuân đã phối hợp với các cấp, ngành thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tích cực làm ăn, tận dụng tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Vì vậy, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo đã có những chuyển biến tích cực, nhiều hộ nông dân trước đây thuộc diện nghèo, nay đã tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, trong số đó đã có nhiều hộ trở thành khá giả.
Anh Hồ Minh (SN 1988) và gia đình là người Bru-Vân Kiều ở bản Lâm Ninh là một trong những điển hình kinh tế giỏi. Sau khi học hết lớp 9, Hồ Minh không học tiếp THPT mà vào TP. Hồ Chí Minh làm công nhân, mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, cuộc sống thành thị khó khăn hơn anh nghĩ, nên anh đã quyết định quay về quê hương, quyết tâm lập nghiệp.
Anh Hồ Minh chia sẻ: "Khi về quê, ý tưởng trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã định sẵn trong đầu tôi, nhưng khó khăn nhất là không có nguồn vốn. Khi chưa tìm ra cách giải quyết thì may mắn đã tới, tôi đã được tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, thế là tôi quyết định vay 50 triệu đồng để mua bò sinh sản về nuôi".
Anh Hồ Minh là tấm gương tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số bản Lâm Ninh (xã Trường Xuân) trong việc phát triển kinh tế.
Từ nguồn vốn vay, năm 2011, Hồ Minh đã tìm mua 2 con bò cái sinh sản và giống keo để trồng rừng. Năm 2015, đàn bò cũng nhân lên được 8 con nhưng do nuôi giống bò cỏ, thả trong rừng sâu nên bò chậm lớn, không bán được giá cao. Hồ Minh tiếp tục bán hết đàn bò rồi vay mượn thêm tiền, mua 5 con trâu giống về nuôi. Năm 2018, khi bán bớt số trâu giống, anh đã trả được nợ ngân hàng và tiếp tục đầu tư nuôi dê núi để tăng thu nhập. Đến nay, gia đình Hồ Minh có 20 con trâu, 30 con dê, 8ha keo tràm, hàng trăm con gà thả vườn…, mỗi năm thu về cho gia đình anh khoảng 150 triệu đồng.
Với sự nỗ lực và tinh thần vượt khó, anh Hồ Minh đã thoát nghèo vào năm 2018 và đang dần vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng của mình. Đặc biệt, giai đoạn 2017-2021, anh được UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Hồ Minh là tấm gương tiêu biểu trong việc thay đổi tư duy của đồng bào dân tộc trong việc phát triển kinh tế.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững
Cũng như Hồ Minh, gia đình ông Trần Văn Thuận, thôn Kim Sen, trước đây cũng là hộ nghèo của xã Trường Xuân. Tuy có diện tích đất rừng sản xuất tương đối lớn nhưng gia đình ông không tìm ra được hướng làm ăn để phát triển kinh tế, thoát nghèo. Đầu năm 2016, ông Thuận được tham gia các lớp tập huấn về trồng cây ăn quả do địa phương tổ chức, từ đó ông đã quyết định chuyển đổi 1,2ha đất đồi trồng keo sang xây dựng vườn hồ tiêu và trồng các loại cây ăn quả đang được thị trường ưa chuộng, như: Mít thái, chanh đào, cam mật Hiền Ninh, nhãn…
Nhờ ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cùng với việc bón phân, làm cỏ thường xuyên nên dù được trồng trên đất đồi núi, khí hậu khắc nghiệt nhưng vườn cây của ông Thuận phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh cây ăn quả, ông Thuận còn đầu tư nuôi thêm 35 đàn ong lấy mật, trồng 10ha keo tràm và 8ha thông lấy nhựa. Với mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt của mình, sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông Thuận thu về gần 200 triệu đồng.
Đến nay, xã Trường Xuân có 17 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, trong đó có 3 hộ đạt cấp tỉnh, 5 hộ đạt cấp huyện và 9 hộ đạt cấp cơ sở. Nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao, như: Trồng keo lấy gỗ, cây ăn quả, trồng sả để sản xuất tinh dầu, mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi ong lấy mật… Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp đã giúp người dân địa phương ổn định đời sống, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chỉ còn 17,3%, nhiều hộ nông dân thuộc diện nghèo, nay đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Tuy nhiên, việc nhân rộng và phát triển các mô hình kinh tế ở địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, như: Các mô hình điểm vẫn chưa thực sự bền vững, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn bó hẹp ở quy mô một vài hộ gia đình, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tính đột phá trong phát triển kinh tế còn hạn chế, một số mô hình kinh tế thu nhập còn thấp, chưa bền vững nên khó nhân rộng… Một trong những thế mạnh của địa phương là có diện tích đất trồng rừng lớn nhưng việc đầu tư chưa hiệu quả, chưa xây dựng được chuỗi giá trị nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đưa cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào canh tác, chăn nuôi, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; đồng thời liên kết với các doanh nghiệp để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thêm sản phẩm OCOP; chú trọng phát triển mô hình kinh tế tập thể nhằm đưa nông dân làm quen với kinh tế tập thể định hướng thị trường.
Ông Trần Đại Nghĩa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Xuân cho biết: Để giúp nông dân từng bước thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế, thời gian qua, các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo cũng đã được triển khai tích cực trên địa bàn xã Trường Xuân, như: Hỗ trợ kết nối nguồn vốn vay, chính sách dạy nghề, đào tạo việc làm cho người nghèo, cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp, giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ quảng bá tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo… Với sự quan tâm lãnh đạo, đồng hành của cấp ủy, chính quyền, các đơn vị, tổ chức xã hội cùng sự nỗ lực vươn lên của mỗi người dân, bộ mặt nông thôn địa phương đang ngày càng khởi sắc.
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ
-
Làm giàu từ đặc sản địa phương
-
Nữ Tiktoker đưa nông sản Lào Cai vươn xa thông qua nền tảng số
-
Nông dân Võng Xuyên làm giàu từ mô hình trồng hành lá
- Người "tiên phong" trồng chè organic ở Thái Nguyên
- Khát vọng làm giàu từ biển, là “ông chủ” của 13 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
- Nông dân Sơn Tây đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để làm giàu
- Thu tiền tỷ từ trồng cây cảnh bonsai
- Cây lê VH6 ở Lào Cai được nông dân chọn làm cây xoá nghèo
- Nỗ lực góp phần nâng tầm thương hiệu chè xứ Tuyên
- Lai Châu phát triển trồng cây sâm dưới tán rừng
-
Lạng Sơn hướng tới đẩy mạnh đào tạo nghề, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 3/10, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 – 2028 chính thức khai mạc với 259 đại biểu đại diện cho gần 108.000 hội viên, nông dân trong tỉnh tham dự.
-
Lũ quét, sạt lở đất ngày càng khốc liệt: Giải pháp nào cần ưu tiên?Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, do tính chất khốc liệt và những thiệt hại to lớn do lũ quét, sạt lở đất gây ra, nên việc đầu tư công nghệ cảnh báo thiên tai là rất cấp thiết.
-
Bão KOINU với sức gió giật cấp 17 sắp tiến vào khu vực Biển ĐôngTheo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/10, một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là KOINU đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin).
-
Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc, 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức họp báo thông tin về chuỗi các sự kiện trong Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2023.
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp