Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Kỹ thuật nuôi cá Chình cho năng suất cao

Cá chình là loài thuộc cá da trơn quý hiếm, có tên khoa học là Anguilla. Đây là loài có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, có tập tính sống trong bùn và các hang hốc, sợ ánh sáng, hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Là một trong những loài đặc sản mang lại lợi ích kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam và các nước Đông Bắc Á. Tạp chí Nông Thôn Mới giới thiệu một vài đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá Chình, qua đó giúp người dân áp dụng vào nuôi thực tế tại gia đình.

Một vài đặc điểm sinh học chủ yếu

Đặc điểm: Thân cá Chình có hình trụ dài có vảy xếp dạng hình chiếc chiếu, nhỏ, dạng trái xoan và vây chạy vùng quanh ngực. Đầu tròn, mắt bé, miệng hơi chếch, môi dày, lưỡi tự do không dính vào đáy miệng mút nhọn của mõm và hàm dưới có gờ thịt, răng nhỏ và xếp trên hai hàm và xương khẩu cái thành các dải răng.

Tập tính: Cá Chình là loài sống đáy, chui rúc trong các hang đá, hốc cây, vùi mình xuống bùn cát, các hang hốc dọc các bờ sông lớn. Là loài thích bóng tối sợ ánh sáng, ban ngày chúng tìm nơi có ánh sáng yếu để ẩn nấp, ban đêm bơi ra kiếm mồi và di chuyển đi nơi khác.

Đặc điểm dinh dưỡng: Cá Chình là loài cá dữ ăn động vật. Thành phần thức ăn của chúng bao gồm những loài trong nhóm động vật như giun ít tơ, thân mềm, chân khớp, cá lưỡng cư và một số loài động vật trên cạn khác.

Kỹ thuật nuôi thương phẩm

Cải tạo ao: Tát cạn ao, nạo vét bùn đáy, lấp các hang hốc, rải vôi CaCO3, từ 50-100kg/1000m2 (tùy theo pH đất). Phơi đáy ao từ 5 - 7 ngày (đối với những vùng đất có phèn tiềm tàng thì nên phơi 2 ngày rồi cấp nước vào để tránh hiện tượng xì phèn). Sau đó cấp nước vào đầy ao nuôi, lưu ý cần phải lọc để nước đạt độ sâu l,5 - l,8m rồi xử lý ao bằng thuốc tím KMnO4 từ 2 - 4kg/1000m2. Sau 2 ngày tiến hành gây màu nước bằng cách bón phân DAP hoặc NPK với liều lượng l - 2kg/1000m2 hòa tan tạt vào ao lúc 8h sáng, liên tục trong 2-3 ngày đến khi nước có màu xanh đọt chuối, độ trong 30 - 40cm, pH: 7,5 - 8,5 thì đạt yêu cầu. Cần đặt các vật như ống nhựa hoặc thả trà khô... để cá trú ẩn.

Chọn và thả giống: Chọn cá giống khỏe, da bóng, nhiều nhớt, không bệnh tật, kích cỡ đồng đều. Tốt nhất là chọn giống tại các trại chuyên ương cá giống để đảm bảo chất lượng, giảm hao hụt và đạt tỷ lệ sống cao. Trọng lượng cá thả tốt nhất từ 5 – 10 con/kg. Mật độ thả: Từ 0,5 - l con/m2

Vận chuyển cá giống: Vận chuyển bằng túi nilon có bơm ôxy.

Khi vận chuyển giống cần lưu ý một số vấn đề sau: Trước khi vận chuyển 1 ngày không cho cá ăn, cần nhốt cá vào giai, đặt chỗ nước trong, có dòng chảy để luyện 24 - 26 giờ cho cá quen môi trường chật hẹp. Hạ nhiệt độ cho cá xuống 8 - 10oC, mới cho đóng vào túi, làm cho cá ở trạng thái ngủ, ít hoạt động, nhiệt độ hạ từ từ, không vượt quá 5 - 8oC một lần.

Vận chuyển đến nơi, thả cả túi nilon xuống ao để nhiệt độ trong và ngoài túi bằng nhau sau đó mới mở túi cho cá ra ngoài. Trước khi thả cần tắm cho cá bằng một trong hai cách sau: Thuốc tím (KMnO4): 1 - 3 ppm. Hoặc ngâm cá trong dung dịch nước muối 15-30%0 từ 15 - 30 phút.

Quản lý chăm sóc:

Quản lý hàng ngày: Hàng ngày phải thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời khi tình huống xấu xảy ra. Theo dõi thật kỹ từ cách cho ăn đến sự biến đổi môi trường (đặc biệt pH, khí độc).

Kiểm tra sức khoẻ đàn cá chình nuôi trong ao. Ảnh minh hoạ

Quản lý thức ăn: Thức ăn cho cá Chình bao gồm giun, ốc, cá tạp... cần băm nhỏ cho vừa cỡ miệng cá. Để cá dễ ăn và tránh nhiễm bệnh ký sinh từ cá tạp, nên nhúng cá qua nước muối sau đó xả lại nước ngọt rồi đem cho cá ăn. Khi cá còn nhỏ, thức ăn nên xay ra để cá dễ ăn. Để quản lý thức ăn hàng được hiệu quả cần lưu ý một vấn đề sau: Thức ăn cần tươi, sạch (tránh mua thức ăn đã qua xử lý hóa chất). Phải xác định vị trí đặt sàn hợp lý. Căn thức ăn không để quá dư (ở nhiệt độ nước khoảng 25oC lượng thức ăn cho ăn một ngày đêm từ 5 - 10% tổng trọng lượng cá trong ao. Thường lấy mức cá cho ăn trong 1 giờ làm chuẩn, điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn hết trong 1 giờ là vừa. Khi cá lớn dần cách 10 ngày phải tăng lượng thức ăn lên 1 lần. Tùy vào thời tiết, giai đoạn cụ thể mà điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Cá thường ăn mạnh vào nhũng ngày nắng tốt, có gió và giảm ăn vào những ngày âm u có mưa, lặng gió)…

Phải cho ăn đúng giờ. Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ. Cho ăn một cữ trong ngày sáng hoặc chiều mát, sàn cho cá ăn là khung hình vuông làm bằng sắt, kích cỡ tốt nhất rộng 1m2 cao 20cm, căng bằng lưới cước.

Cho cá chình ăn trong khung lưới. Ảnh minh hoạ

Quản lý môi trường pH: Điều chỉnh pH từ 7,5 - 8,5. Oxy hòa tan từ 3mg/l trở lên. Độ trong cần duy trì từ 30 - 40cm. Nhiệt độ thích hợp từ 25 - 34oC.

Lưu ý chỉ thay nước khi thật sự cần thiết. Bởi vì, cá chình rất mẫn cảm với sự thay đổi môi trường. Mỗi lần thay không vượt quá 20% lượng nước trong ao. Vào những ngày nắng nóng, tốt nhất nên lấy nước vào lúc nửa đêm đến sáng sớm để tránh cho cá bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột dẫn đến cá bỏ ăn, dễ sinh bệnh.

Phòng bệnh: Cá Chình ít có bệnh. Cá thường bỏ ăn là do yếu tố môi trường và khâu tuyển chọn giống kém chất lượng dẫn đến cá không ăn và hao hụt nhiều. Trong quá trình nuôi, để giảm thiểu rủi ro, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

Chọn giống nơi uy tín, chất lượng, kiểm tra cá giống thật kỹ khi mua. Ao phải được xử lý thật kỹ trước khi thả giống, phải đảm bảo tốt các yếu tố môi trường như trên.

Sau khi thả giống phải định kỳ, thường xuyên dùng các hóa chất sau để xử lý nước 1 tháng/lần cho ao như Virkon: 0,5kg/1000m3. Sau đó dùng Zeolite từ 5 - 10kg/1.000m2 kết hợp cấy men vi sinh để ổn định môi trường.

Sử dụng thức ăn tươi sống tránh hôi thối, kém chất lượng kết hợp với VitaminC để tăng cường sức đề kháng cho cá. Trong quá trình nuôi cá Chình thường mắc phải một số bệnh sau:

Bệnh trắng da: Cá thường nổi trên mặt nước, bơi lờ đờ, chậm chạp. Trên thân có những vệt trắng, da bị loét. Điều trị: Dùng Tetracyclin để tắm cho cá với liều lượng 250mg/10lít nước trong 20 - 30 phút. Trộn thuốc Oxytetracyclin liều lượng 3 - 5g/kg thức ăn.

Bệnh trùng quả dưa: Trên thân cá có đốm trắng to nhỏ như đầu ghim. Những chấm này khi vỡ tung ra các ấu trùng vào trong nước. Những chỗ vỡ tạo thành các vết loét trên thân cá tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá.

Điều trị: Tắm cho cá bằng Xanh methylen liều lượng 1 ppm liên tục trong 3-4 ngày hoặc dùng formalin 25-30 ppm trong 7-8 ngày, ngoài ra có thể dùng nước muối tắm cho cá với nồng độ 5 - 7‰.

Bệnh do nấm thủy mi: Trên thân cá có những búi trắng đó là những sợi nấm bám vào cá phát triển nên khi cá bị viêm loét thì nấm sẽ phát triển nhanh, cá hay bơi cọ sát vào thành bể. Phòng trị: Ngâm trong nước muối có nồng độ 5% trong 10 phút, sau đó thả cá vào bể nước sạch. Đồng thời sát trùng bể mỗi ngày.

Thu hoạch: Trước khi thu hoạch cần tháo trong nước ao xuống còn 40 - 60 cm, dùng luới kéo 2 - 3 lần trước khi xả cạn ao bắt toàn bộ.

Hướng dẫn nhà nông kỹ thuật trồng nấm sò
Nấm sò (nấm bào ngư) vừa là nấm ăn, vừa là nấm dược liệu giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong chế biến món ăn hàng ngày. Để đáp ứng nhu cầu đó, rất một số mô hình trồng nấm sò đã ra đời và thành công, cải thiện nguồn thu nhập cho hộ gia đình, cá thể. Nghề này vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, thực sự trở thành một nghề bền vững, ổn định lâu dài, giảm thiểu rủi ro, bà con cần phải nắm chắc các kỹ thuật chăm sóc, thu hái.