Lâm Đồng: Tập huấn trồng và chăm sóc cây chanh dây theo hướng hữu cơ cho vùng đồng bào dân tộc
Hỗ trợ hội viên kỹ thuật chăm sóc cây chanh dây theo hướng hữu cơ, an toàn, hiệu quả
Lớp tập huấn được thực hiện tại vườn của nông hộ đang canh tác cây chanh dây trong vườn cà phê do cán bộ kỹ thuật đến từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng giảng dạy. Vì đây là đối tượng cây trồng mới nên người đồng bào còn nhiều bỡ ngỡ, rất nhiều câu hỏi được trao đổi trực tiếp.
Lớp tập huấn được tổ chức tại vườn chanh leo trồng xen cà phê của hộ nông dân.
Nông dân tham gia tập huấn đã được giảng viên trả lời và hướng dẫn từng khâu trong canh tác cây chanh dây như: Việc thiết kế giàn trồng xen trong vườn cà phê và giàn trồng chanh dây thuần như thế nào là hợp lý, kỹ thuật trồng cây chanh dây đúng kỹ thuật, chọn và bón phân cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây chanh dây, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, quản lý sâu bệnh hại và ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, sử dụng bẫy dính màu vàng, màu xanh để thu hút các con có cánh như rệp, bọ trĩ, tỉa cành – tỉa lá đúng kỹ thuật…
Tại lớp tập huấn này các bà con nông dân cũng được Hội Nông dân huyện Lạc Dương giới thiệu địa chỉ mua cây giống tốt, địa chỉ mua phân bón và thuốc BVTV và nơi bán sản phẩm chanh dây, hiện nay đã có một cơ sở tại huyện Đức Trọng đã đứng ra bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân với giá 13.500 đồng/kg.
Lớp tập huấn ngoài đồng ruộng tạo sự thoải mái hơn cho người nông dân, được hướng dẫn trực tiếp nên hiểu rất rõ từng kỹ thuật trong quá trình chăm sóc cây chanh dây theo hướng hữu cơ, an toàn, hiệu quả, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho vùng đồng bào dân tộc, góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị cho người đồng bào ở vùng xa của huyện Lạc Dương.
Nâng cao thu nhập từ trồng chanh dây cho đồng bào dân tộc thiểu số
Chi hội trồng chanh dây gồm có 19 thành viên là các hội viên nông dân của thôn Tu Poh hiện đang sản xuất khoảng 3 ha chanh dây. Thời gian qua, các hội viên chủ yếu ký hợp đồng thu mua trực tiếp với các thương lái.
Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng chanh dây xã Đạ Chais.
Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng chanh dây được thành lập nhằm mục đích tập hợp những hộ nông dân trồng chanh dây cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ vay vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng; đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao đời sống cho các thành viên. Đây cũng là cầu nối phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân tới các cơ quan liên quan để người trồng chanh dây tự tin phát triển.
Mô hình Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng chanh dây lần đầu tiên được thành lập thể hiện sự đổi mới phương thức tập hợp hội viên, khắc phục được phần lớn những nhược điểm, hạn chế, khó khăn trong sinh hoạt Chi hội, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Hội ngày càng vững mạnh, tăng cường sự gắn kết giữa hội viên với tổ chức Hội và tính tiên phong của Chi hội trưởng, từng bước nâng cao năng lực tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Vườn chanh dây xuống giống sau 8 tháng của Sơ Kết Ha Xia - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân nghề nghiệp Trồng chanh dây thôn Tu Poh, xã Đạ Chais vừa cho thu hoạch đợt đầu tiên. Với sản lượng thu bói được 2 tạ có giá 9.000 đồng/kg đã đem về cho gia đình Ha Xia gần 2 triệu đồng từ chanh dây. Và cứ vậy, mỗi tuần một lần, vườn chanh dây của Ha Xia lại cho thu hoạch. Ha Xia phấn khởi cho biết: “Trước đây gia đình mình chỉ trồng cà phê, giá cả bấp bênh lại thêm sương muối nên không hiệu quả. Mình đã trồng thử nghiệm 1 sào chanh dây, thấy trồng và chăm sóc đơn giản hơn cà phê, có lẽ hợp khí hậu nên trái rất sai, lại thu được quanh năm, có thể trồng xen khi làm giàn trên vườn cà phê nên tăng thu nhập trên một diện tích trồng. Thấy hiệu quả nên mình đã tăng diện tích lên 5 sào và hàng tuần cho thu nhập đều đặn”.
Chanh dây là loại cây trồng mới nhưng đã giúp nâng cao thu nhập cho nông dân DTTS xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương.
Đó cũng là nhận xét của các thành viên trong Chi hội Nông dân nghề nghiệp Trồng chanh dây xã Đạ Chais. Có hộ trồng lên gần 1 ha, mỗi tuần thu hái được 6 - 7 tạ cho thu nhập hơn 6 triệu đồng. Việc trồng chanh dây xen cà phê của nông dân xã Đạ Chais hiện cho thu nhập ổn định quanh năm, hiệu quả cao hơn cà phê đã khiến nhiều hộ nông dân DTTS ở đây bắt đầu làm quen với loại cây trồng mới này.
Ông Vũ Hoàng Đăng Khoa - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Chais cho hay: “Từ thuận lợi ban đầu là các hội viên nông dân thôn Tu Poh đã có liên kết với nhau trong tiêu thụ sản phẩm nên việc thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng chanh dây sẽ tập hợp những hộ nông dân trồng chanh dây cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng. Bên cạnh đó, việc tham gia Chi hội sẽ giúp các thành viên được hỗ trợ vay vốn, đồng thời, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân DTTS từ loại cây trồng mới này. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ nhờ Hội Nông dân huyện Lạc Dương liên kết với Hội Nông dân các huyện, thành phố trong tỉnh để kết nối với các cơ sở chế biến sản phẩm chanh dây nhằm tìm đầu ra ổn định cho nông dân. Đây cũng là tiền đề hướng tới thành lập tổ hợp tác sản phẩm chanh dây đặc trưng của địa phương”.
Để chanh dây dần bén đất Đạ Chais và trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương, Hội Nông dân huyện Lạc Dương đã tổ chức tập huấn cho các thành viên Chi hội Nông dân nghề nghiệp Trồng chanh dây thôn Tu Poh và nông dân DTTS xã Đạ Chais về quy trình trồng, kỹ thuật chăm sóc chanh dây. Đồng thời, Hội Nông dân huyện cũng vận động người dân sản xuất theo hướng hữu cơ để tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường, qua đó, nâng cao giá trị nông sản. Từ những hiệu quả ban đầu của loại cây trồng mới này, các thành viên trong Chi hội Nông dân nghề nghiệp Trồng chanh dây xã Đạ Chais cũng mong muốn tăng diện tích sản xuất. Tuy nhiên, với đa số các hộ nông dân địa phương còn khó khăn về điều kiện để mở rộng diện tích thì việc tham gia Chi hội Nông dân nghề nghiệp Trồng chanh dây sẽ giúp các thành viên được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch -
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ -
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế -
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xa
- Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận Bắc
- Các cơ sở nuôi trồng phải ưu tiên xây dựng vùng nuôi an toàn sinh học
- Sáng kiến từ say mê lao động
- Đam mê sáng chế máy móc phục vụ nông nghiệp
- Nối tiếp những đề tài thành công để phục vụ nông dân
- Đăk Lăk: Trồng mắc ca theo hướng an toàn sinh học, nâng cao chất lượng nông sản
- Ứng Hòa hỗ trợ hội viên nông dân sử dụng chế phẩm sinh học cho chăn nuôi sau ngập úng do bão lụt
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?