
%20thu%20gom%20r%C3%A1c%20th%E1%BA%A3i%20nh%E1%BB%B1a%20ven%20k%C3%A8%20bi%E1%BB%83n_.jpg)
Làm tốt công tác tuyên truyền
Theo ông Nguyễn Phú Hoàng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, trong những năm qua, Hội ND các cấp ở tỉnh đều xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội, chính vì vậy trong việc triển khai thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân hàng năm đều có gắn với công tác bảo vệ môi trường. Hội ND tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở Hội duy trì, xây dựng và nhân rộng mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt quan tâm đến môi trường ven biển. Đồng thời, đưa nội dung này vào chỉ tiêu thi đua đánh giá xếp loại của các cấp Hội.
Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, Hội ND tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều văn bản triển khai công tác bảo vệ môi trường đến các cấp Hội với nhiều nội dung liên quan như: Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và hải đảo năm 2021….
Bên cạnh đó, Hội các cấp đã phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đến cán bộ, hội viên, nông dân và nhân dân. Đặc biệt trong các buổi sinh hoạt của chi, tổ hội, sinh hoạt các câu lạc bộ, tập huấn, hội thảo đều gắn thêm các nội dung về bảo vệ môi trường. Trong đó, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực môi trường, ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm, nghĩa vụ chung tay bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.
Hội ND các cấp còn tổ chức vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia các hoạt động làm sạch môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước; trồng và chăm sóc cây xanh… Treo băng rôn tuyên truyền Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2021 tại các cơ quan, đơn vị, nơi công cộng.
Trong năm 2022, các cấp Hội trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường; thông qua các hoạt động, các mô hình, điển hình đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đã góp phần nâng cao ý thức của cán bộ, hội viên nông dân, tạo chuyển biến tích cực trong cả nhận thức và hành động trong bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.

60 mô hình nông dân bảo vệ môi trường được thành lập
Ông Nguyễn Phú Hoàng cho biết: Hội ND tỉnh đã triển khai tổ chức phổ biến, giới thiệu, xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình nông dân tham bảo vệ môi trường tại các cơ sở Hội. Riêng năm 2021, Hội ND các cấp trong tỉnh đã xây dựng được 60 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường, nhiều mô hình thực hiện có hiệu quả và được nhân rộng ở các địa phương.
Trong đó, hoạt động nổi bật nhất phải kể đến mô hình “Tổ thuyền nghề không xả rác thải nhựa trên sông, trên biển” ở phường Đức Thắng (TP. Phan Thiết) với 12 thành viên. Tổ trưởng và các thành viên thực hiện tốt hành vi không bỏ rác thải bừa bãi trên sông, trên biển và ký cam kết bảo vệ môi trường. Đồng thời, các thành viên trong tổ tích cực tuyên truyền, vận động đến các thuyền viên, hội viên nông dân và ngư dân cùng làm tham gia bảo vệ môi trường biển, không vứt rác ra biển. Hàng tháng (ngày cuối cùng của tháng) tập trung, thu gom rác thải tại khu vực thuyền neo đậu để đảm bảo vệ sinh và dần dần đi vào nề nếp. Nếu phát hiện trường hợp nào không chấp hành quy định về bảo vệ môi trường biển thì tổ trưởng sẽ báo cáo và xin ý kiến các ngành có biện pháp xử lý kịp thời.
Ông Lê Phan Quang Vũ - Chủ tịch Hội ND phường Đức Thắng cho biết: Việc thành lập mô hình Tổ thuyền nghề không xả rác thải nhựa trên sông, trên biển và tự quản, tự phòng về ANTT với mục đích để nhằm nâng cao ý thức của ngư dân, nông dân và nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn nước. Ngoài các thành viên trong tổ thực hiện tốt những quy định đã đề ra, Tổ còn có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, đôn đốc nhắc nhở các lao động trên thuyền giữ gìn môi trường, không vứt rác thải nhựa xuống sông, xuống biển và tập trung rác thải nhựa đúng nơi quy định. Đồng thời tham gia tích cực các hoạt động an ninh trên vùng biển, các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự trên sông, trên biển.
“Nhiệm vụ của tổ trưởng là chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ, đề ra công việc thực hiện hàng tháng sát với tình hình thực tế, tổ chức họp rút kinh nghiệm, phân công cụ thể cho từng thành viên, thay mặt tổ báo cáo hoạt động định kỳ 2 tháng một lần về chi hội và Hội ND phường. Nhờ vậy, các thành viên trong tổ thực hiện tốt và tích cực tuyên truyền đến các thuyền khác cùng bảo vệ môi trường biển” - ông Lê Phan Quang Vũ cho biết thêm.
Một trong số các đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là Hội ND huyện Tuy Phong, Hội đã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tổ chức thu gom rác thải, làm sạch môi trường xanh - sạch - đẹp, đăng ký giữ gìn vệ sinh môi trường thôn, xóm và khu vực dân cư ở ven biển. Cụ thể, trên địa bàn xã Bình Thạnh, Hội ND xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân, cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch trong việc tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, nhất là khu vực ven biển tại xã, thu hút khách du lịch đến địa phương và hưởng ứng phong trào giảm thiểu rác thải đại dương. Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân thay đổi hành vi, ứng xử với rác thải, tận dụng triệt để các loại rác có thể tái sử dụng; thay đổi thói quen sử dụng, giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy; tích cực tham gia thu gom, bỏ rác thải đúng nơi quy định, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường. Qua đó, phát huy trách nhiệm, chủ động trong phối hợp và tổ chức thực hiện của các tổ chức, cá nhân hướng đến một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn cho người dân, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, còn nhiều các mô hình như Hội ND huyện Hàm Thuận Bắc triển khai cuộc vận động: “Người dân Hàm Thuận Bắc không xả rác bừa bãi”, đến nay có 22.960 hội viên đăng ký cam kết thực hiện; Hội ND huyện Phú Quý trực tiếp đảm nhận quản lý, duy trì các tuyến đường ánh sáng nông thôn, giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom rác thải khu vui chơi công cộng, bãi biển, vận động trồng, chăm sóc cây xanh các tuyến đường văn minh, đường sáng an ninh…
Có thể nói, Hội ND các cấp tỉnh Bình Thuận đã tích cực vào cuộc, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng các mô hình cụ thể đã tạo chuyển biến tích cực, rõ nét về nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên nông dân về công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển nhằm tạo cảnh quan, môi trường sống trong lành, đảm bảo sức khỏe người dân và góp phần xây dựng đời sống vật chất, tinh thần ngày càng bền vững”
Ông Nguyễn Phú Hoàng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận.
-
Câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật": Kênh trợ giúp pháp lý cho nông dân
-
Cần có chiến lược quốc gia về phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
-
Diễn đàn quốc gia “Văn hóa với Doanh nghiệp” năm 2023 sẽ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
-
Giải pháp để đưa sầu riêng Việt Nam vươn xa
- Nhà báo - người đồng hành trong chuyển đổi số tam nông
- Lo ngại khuynh hướng phân phối theo vốn lấn át phân phối theo lao động làm lu mờ bản chất của hợp tác xã
- Cùng liên kết để đưa nông sản Việt vươn xa
- Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ X (2023 - 2024)
- Xây dựng và kiện toàn mạng lưới tuyên truyền giúp nông dân thực hiện tốt pháp luật
- Cần nhiều hơn những giải pháp hiệu quả giúp nông dân hiểu luật
- Hội ND Bắc Kạn: Chú trọng phát triển đảng viên là hội viên nông dân
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp