
Nông dân Long An góp trên 500 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Tích cực thực hiện các phong trào
Giai đoạn 2018-2023, các cấp Hội trong tỉnh phối hợp vận động hội viên, nông dân đóng góp trên 500 tỉ đồng; trên 80.000 ngày công; hiến hàng trăm ngàn mét vuông đất; xây mới, sửa chữa 2.485km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa, sửa chữa 1.396km kênh, mương; làm mới, sửa chữa 848 cầu giao thông, cống;... Sự đóng góp của hội viên, nông dân đã góp phần phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, cải thiện điều kiện sống của người dân và phục vụ sản xuất được tốt hơn.

Hưởng ứng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, các cấp Hội tích cực vận động hội viên, nông dân thi đua xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng ấp, khu phố văn hóa, xã văn hóa; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội; phòng, chống các tệ nạn xã hội; giữ gìn vệ sinh, cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.
Để bảo vệ môi trường, Hội Nông dân các cấp phối hợp các ngành tổ chức tập huấn kiến thức cho hội viên, nông dân; xây dựng các mô hình xử lý rác hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình, xử lý chất thải trong sản xuất và sinh hoạt; triển khai đến cơ sở Hội trong toàn tỉnh xây dựng mô hình Câu lạc bộ nông dân bảo vệ môi trường. 100% cơ sở Hội tuyên truyền và tổ chức cho hội viên nông dân ký cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn...
Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện Tân Hưng chỉ đạo, tổ chức vận động hội viên và người dân tham gia thực hiện tốt các tiêu chí XDNTM. Mỗi gia đình hội viên nông dân chủ động chỉnh trang khuôn viên nhà ở; góp tiền của, ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi, làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng.
Nổi bật có ông Nguyễn Văn Mỳ, ngụ ấp Rượng Lưới, xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, hiến gần 3.000m2 đất xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn Rượng Lưới - Đường Xe. “Nghĩ đến tuyến đường được hoàn thành, người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, học sinh đến trường thuận lợi, tuy mất nhiều đất nhưng tôi cảm thấy rất vui” - ông Mỳ bày tỏ.
Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An cho biết, từ sự tuyên truyền, vận động của các cấp Hội, hội viên, nông dân trong tỉnh tích cực hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công lao động để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như cầu, đường giao thông, công trình cung cấp nước sinh hoạt,... Nhờ thực hiện chương trình XDNTM, bộ mặt nông thôn trong tỉnh có nhiều đổi mới theo hướng hiện đại. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.
Nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới
Với phương châm nông dân là chủ thể xây dựng NTM, nhiều địa phương tạo mọi điều kiện khuyến khích nông dân thi đua sản xuất, làm giàu ngay tại quê hương. Ngoài ra, tỉnh cũng có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nhằm gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ...

Theo đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, có sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực. Như trường hợp gia đình anh Bùi Văn Khóa, một nông dân ở ấp Thuận Tây 2, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng làm nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để trồng 3.000m2 rau ứng dụng công nghệ cao. Trước kia, gia đình anh trồng lúa nhưng năng suất không cao. Được Hội Nông dân xã tư vấn, tập huấn về chuyển đổi cây trồng, gia đình anh chuyển sang trồng chuyên canh rau diếp cá trong nhà lưới với điều kiện phát triển tốt, ít sâu bệnh và hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, năng suất, giá thành các loại rau không những cao mà còn được người dân tin dùng, mang lại hiệu quả cao hơn so với cách trồng rau truyền thống. Không chỉ là một trong những nông dân dám nghĩ, dám làm, anh còn tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động, nhất là phong trào xây dựng xã văn hóa, NTM, sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm để nông dân cùng học tập, áp dụng.
Các phong trào thi đua do Hội phát động được đông đảo hội viên, nông dân tham gia như nông dân chung tay XDNTM; Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG); Nông dân tham gia bảo vệ môi trường;... Thực hiện các phong trào thi đua, cán bộ, hội viên, nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Đặc biệt, phong trào nông dân thi đua SXKDG lan tỏa rộng khắp, số lượt hội viên nông dân tham gia ngày càng nhiều. Giai đoạn 2018-2023, toàn tỉnh có trên 670.000 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký SXKDG. Bình quân hàng năm, có trên 130.000 hộ hội viên nông dân đăng ký, trong đó, có trên 80.000 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp. Đây là những hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo và tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp còn phát động hội viên nông dân đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn Gia đình nông dân văn hóa, góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình hòa thuận, phát triển kinh tế. Bình quân hàng năm, có trên 190.000 hộ hội viên nông dân đăng ký, trong đó, có trên 188.000 hộ đạt danh hiệu Gia đình nông dân văn hóa. Các phong trào văn nghệ, thể thao,... được duy trì thường xuyên trên địa bàn nông thôn, tạo sân chơi lành mạnh cho cán bộ, hội viên, nông dân,...
"Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Long An tiếp tục phát huy dân chủ trong XDNTM để cán bộ, hội viên, nông dân hiểu đúng và nhận thức đầy đủ về XDNTM; vận động hội viên nông dân gương mẫu tham gia đóng góp tiền, ngày công và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi phục vụ nhu cầu đời sống người dân", ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân Long An
-
Tân Châu triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng nông thôn mới
-
Đừng để quả sầu riêng thành nỗi sầu chung
-
Thúc đẩy phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, hỗ trợ nông dân làm giàu, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình
- Lâm Thao xây dựng nông thôn mới với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau"
- Hà Giang: Mùa thu hoạch mật ong bạc hà níu chân du khách
- Nghệ An vun đắp tinh hoa nông thôn mới
- Huyện Ân Thi phát triển kinh tế Hợp tác xã phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP
- Châu Đốc tiếp tục giữ vững, nâng chất để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu
- Làng nghề truyền thống tạc tượng Sơn Đồng mở hội
-
Đồng Tháp tổ chức Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc với chủ đề "Tình đất - Tình hoa"(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Họp báo cung cấp thông tin Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023 với chủ đề "Tình đất - Tình hoa".
-
Nông dân tỉnh Bắc Kạn phấn khởi khi giá dong riềng tăng mạnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn cây dong riềng là giống cây trồng chủ lực, năm 2023 giá thu mua củ dong riêng cao 2.200-2.500 đồng/kg những người trồng dong riềng đang rất phấn khởi.
-
Tân Châu triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Lãnh đạo TX. Tân Châu (An Giang) luôn chú trọng công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến và lan tỏa sâu rộng trong dân; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới từng bước được xác định, ngày càng có nhiều người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại
-
5 Cán bộ, đoàn viên, người lao động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam