Nông dân Tiền Giang xử lý hiệu quả bệnh nứt thân – chảy nhựa cây dưa hấu trên đất phèn
Triệu chứng bệnh nứt thân chảy mủ trên dưa hấu:
Trên thân: Vết bệnh lúc đầu là những đốm hình bầu dục, màu xám trắng, hơi lõm, có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau, vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng, thân dây dưa bị nứt thành vệt dài màu nâu xám và nhựa ứa ra rất nhiều, dây dưa có thể bị khô chết. Trên vết bệnh là những ổ bào tử nấm. Trên lá là những đốm màu nâu nhạt, thường gây hại từ bìa lá vào, lá khô rụng sớm. Bệnh gây hại trên trái và cuống trái giống như trên thân, làm trái nhỏ, nứt nẻ.
Tác nhân gây bệnh nứt thân chảy mủ dưa hấu là do nấm Mycosphaerella citrullina gây ra. Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 – 30 độ C, chết ở 55 độ C trong 10 phút, độ pH thích hợp 5,7 – 6,4. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển. Bệnh lây lan nhanh, nếu không phòng trị kịp thời có thể làm thất thu.
Triệu chứng nứt thân chảy mủ ở thân dưa hấu. Ảnh minh hoạ
Phước Lập là xã có diện tích khá lớn của huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang), trong đó chủ yếu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài các cây trồng chủ lực như lúa và cây ăn trái thì cây màu luân canh dưới chân ruộng như cây dưa hấu, bầu, bí, mướp,... cũng chiếm diện tích khá nhiều. Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trên dưa hấu đó chính là bệnh “nứt thân – chảy nhựa” mà bà con nông dân thường gọi là bệnh “bã trầu”. Với bệnh này, nấm bệnh tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử, thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển. Bệnh có thể gây hại trên cả lá và thân. Bệnh lây lan nhanh làm héo dây hay héo nhánh, từ đó gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và kinh tế.
Vụ hè thu năm 2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Phước tiến hành thực hiện mô hình quản lý bệnh nứt thân – chảy nhựa trên cây dưa hấu nhằm góp phần tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân. Tham gia mô hình có 3 hộ dân với tổng diện tích 5 ha, sử dụng giống dưa hấu Đại Phú. Các hộ tham gia được hỗ trợ kinh phí không hoàn lại 26.027.500 đồng; được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Mỗi tuần cán bộ kỹ thuật lấy chỉ tiêu theo dõi đánh giá cùng nông dân tham gia mô hình về số dây, chiều dài dây, sức sinh trưởng dưa hấu và tỉ lệ nhiễm bệnh chảy nhựa thân theo chỉ tiêu cấp bệnh.
Biện pháp phòng trị:
- Xử lý đất (7 ngày) trước khi trồng bằng vôi bột với lượng 500 kg/ha và 7 ngày sau tiến hành bón phân lót gồm: phân hữu cơ 1.200 kg, lân 400 kg/ha.
- Gieo hạt: khoảng cách trồng giữa 2 cây trung bình là 35cm.
- Chăm sóc: làm cỏ, tưới nước, sửa dây, tỉa nhánh, thụ phấn bổ sung, tuyển trái, kê trái.
Khi phát hiện bệnh nứt thân – chảy mủ, tiến hành lấy chỉ tiêu tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trước phun, sau đó phun thuốc trừ bệnh bằng thuốc Score 250EC với liều lượng 15ml/25l nước + Ridomil Gold 68WG với liều lượng 50g/20l nước... Sau 3 ngày tiến hành phun lặp lại lần 2 cùng loại thuốc và liều lượng như lần 1, đồng thời lấy số liệu sau phun lần 2. Sau 7 ngày tiến hành phun lặp lại lần 3 với thuốc và liều lượng như lần 2 và lấy số liệu sau phun lần 3. Sau phun 14 ngày lấy số liệu lần 4.
Sau 55 ngày, mô hình cho thu hoạch với năng suất lần lượt tại mỗi hộ là 27 tấn/ha, 29 tấn/ha, 30 tấn/ha.
Nông dân Tiền Giang thu hoạch dưa hấu. Ảnh minh hoạ
Tổng chi phí của mô hình 130.990.000 đồng, cho các khâu giống, làm đất chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Nếu năng suất trung bình là 28,6 tấn/ha, giá bán 8.600 đồng/kg, tổng thu: 245.960.000 đồng, lãi 114.970.000 đồng. Nếu so với ngoài mô hình thì tiết kiệm được chi phí đầu tư hơn, do vậy lãi cũng tăng cao hơn.
Trong thời gian thực hiện mô hình, mưa nhiều, lượng mưa lớn, sau đó nắng gắt xuất hiện làm ẩm độ không khí tăng cao, là điều kiện thuận lợi để bệnh "nứt thân - chảy nhựa" phát triển, gây khó khăn trong công tác quản lý bệnh hại. Bên cạnh đó, giá phân bón, vật tư, xăng dầu tăng cao nhưng mô hình vẫn thực hiện tiết kiệm với kỹ thuật tăng cường phân hữu cơ và chế phẩm sinh học, thực hiện phun thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng nên đạt hiệu quả cao hơn ruộng trồng dưa hấu xung quanh.
Việc thực hiện mô hình giúp bà con nông dân tiếp cận với quy trình kỹ thuật quản lý bệnh nứt thân - chảy nhựa trên cây dưa hấu mùa mưa, qua đó giúp bà con thay đổi tập quán, thói quen sử dụng phân đạm nhiều, ít sử dụng phân hữu cơ cùng với việc vệ sinh ruộng chưa kỹ, sử dụng thuốc BVTV chưa theo nguyên tắc "4 đúng". Đây cũng là những kỹ thuật quý báu góp phần giúp nông dân trồng dưa áp dụng cho những vụ mùa tới đạt hiệu quả.
-
Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
Hội Nông dân Lục Yên đánh giá hiệu quả, nhân rộng mô hình trồng trồng ngô lai vụ Đông -
Nuôi ếch kết hợp thả cá rô đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao -
Quảng Ninh: Nông dân huyện Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM
- Dự án nhỏ mở ra cơ hội lớn cho nông dân và cây bưởi Phúc Trạch
- Đà Nẵng khai giảng lớp sơ cấp nghề trồng nấm cho hội viên
- Thừa Thiên Huế phổ biến kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm cho các hội viên sản xuất giỏi
- Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tập huấn mô hình trồng nhãn theo VietGAP nâng cao lợi nhuận
- Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch
- Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ
- Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh