Nông dân Hà Tĩnh hứng thú với mô hình nuôi cua nước lợ trong hộp nhựa
Những ngày cuối tháng 5, miền Trung nắng nóng như chảo lửa, người nuôi cua lo sợ tài sản của mình công cốc vì thời tiết thì anh Nguyễn Thanh Sơn lại thong thả chăm từng con cua, ngắm nhìn chúng lớn lên mỗi ngày và dễ dàng kiểm soát chúng qua mỗi lần cho cua ăn.
Vừa đi vừa nhìn mấy chú cua bò trong hộp nhựa, chị Phan Thị Lý vợ anh Sơn cho hay: “Đầu năm 2023, sau khi tìm hiểu các mô hình thông tin trên mạng gia đình bắt đầu mạnh dạn đầu tư gần 700 triệu đồng để xây dựng nhà nuôi cua. Với hệ thống nhà xưởng, hơn 300 hộp nhựa, máy bơm nước, máy diệt khuẩn, xây bể lắng”….
Chị Lý chia sẻ: Xuất phát từ kinh nghiệm nuôi cua quảng canh trong 3 năm nay nên bản thân hiểu được đặc tính của loài cua nước lợ. Tuy nhiên, nuôi cua quảng canh rất khó kiểm soát về dịch bệnh và chế độ ăn dẫn đến tỷ lệ con giống bị hao hụt chiếm hơn 40%, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập. Nuôi cua trong hộp nhựa như thế này có nhiều lợi thế là mình kiểm soát được cua. Thức ăn là cá tươi có sẵn tại địa phương, giá rẻ, không tốn nhiều công lao động và đầu ra dễ tiêu thụ. Giá bán dao động từ 500.000đồng- 600.000 đồng/kg.
Trại nuôi cua công nghệ cao được gia đình chị đầu tư rất bài bản bằng hệ thống chuồng nuôi hộp nhựa. Mỗi hộp nhựa hình chữ nhật với chiều dài 40cm, rộng 22cm và cao 30cm, được chia thành 2 ngăn, mỗi ngăn nuôi 1 con. Cua có đặc tính ít vận động và ăn thịt lẫn nhau nên phải nuôi tách biệt để đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, hệ thống có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo oxy. Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn.
Cua giống được chị Lý mua từ những người dân địa phương đánh bắt về bán, sau khoảng 45-60 ngày nuôi có thể bán khi trọng lượng mỗi con trung bình đạt 3-4gam. Nuôi cua trong hộp nhựa ước tính lãi gấp 3-4 lần và tiết kiệm được chi phí thức ăn, thu hoạch nhanh.
Nhấc con cua lên chị Lý cho biết: Việc nuôi cua nước lợ phải thường xuyên kiểm tra và đo các chỉ số nước nhằm đảm bảo điều kiện sống cho cua bởi trong hộp nhựa quan trọng nhất là nguồn nước phải đảm bảo đủ độ pH, độ mặn và nhiệt độ môi trường nước phù hợp, dao động từ 25 - 30 độ C.
Anh Phan Văn Thắng - Công nhân phụ trách kỹ thuật nuôi cua mô hình: "Nuôi cua trong hộp mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần. Thức ăn là những loại cá tươi, được mua của các ngư dân đánh bắt dưới biển về. Sau đó, thức ăn thừa được dọn sạch để đảm bảo vệ sinh. Sau hơn 1 tháng nuôi, nhờ đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, cua nuôi trong hộp nhựa sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, đạt hơn 90%. Cứ 15 ngày cua lột một lần, mỗi lần lột, trọng lượng sẽ tăng 50g - 100g”.
Nói về thị trường tiêu thụ, chị Lý cho rằng: Hiện tại, đầu ra của sản phẩm là các nhà hàng trên địa bàn trong tỉnh. Họ đặt hàng trước nên khi của đến kỳ thu hoạch là mang đến cho họ. Mỗi kilogam cua thịt được bán với giá dao động từ 500 - 600 nghìn đồng, cua lột có giá cao hơn cua thịt vì có chất dinh dưỡng cao gấp 20% so với cua thịt.
Mô hình nuôi cua trong hộp nhựa của anh Phạm Thanh Sơn là mô hình tiên phong trên tỉnh Hà Tĩnh, mở ra hướng đi mới, có nhiều triển vọng. Đặc biệt mô hình phù hợp với những hộ gia đình muốn đầu tư nhưng chật hẹp về diện tích. Mô hình này đáp ứng nhu cầu về sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn và phù hợp với kinh tế hộ gia đình.
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
- Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
-
Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chungTheo Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp bộ máy).
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lýTheo ý kiến chuyên gia, nếu sự hi sinh quyền lợi cá nhân là điều cần thiết để cải cách bộ máy hành chính, thì điều quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý. Cán bộ, công chức, viên chức không chỉ hy sinh vì lợi ích của tập thể mà phải cảm nhận được sự công bằng và sự chăm lo từ phía Nhà nước.
-
Thị trường chứng khoán có cú đảo chiều ngoạn mụcTuần trước, VN-Idex đã có tuần giao dịch đầy biến động với điểm nhấn là phiên tăng mạnh ngày 5/12/2024. Đây là phiên tăng điểm bứt phá đầu tiên với thanh khoản đột biến sau hơn 10 phiên giao dịch từ nỗ lực hồi phục và tạo đáy đầu tiên. Sắc xanh lan tỏa và dòng tiền tham gia mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành. Khối ngoại đảo chiều mua ròng, đồng pha với diễn biến tích cực của chỉ số trong ngắn hạn.
-
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt NamTheo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
-
Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng bộ, ngành, địa phương.
-
Những lưu ý về xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao độngĐể giúp người lao động có kiến thức hiểu biết về một số luật trong lao động khi làm việc tại các Công ty. Chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số câu hỏi của các bạn đọc gửi về Tạp chí Nông thôn mới như sau:
-
Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam vào thị trường Mỹ, dự kiến sản phẩm sẽ "bay" sang Mỹ ngay trong năm 2025.
-
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng NgãiĐể khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như tạo điều kiện giúp bà con học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai), tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình vườn mẫu trên địa bàn toàn huyện.
-
Bón phân Văn Điển – giải pháp âm thầm vun đắp giá trị cho cây “vàng đen tỷ đô” ở Tây NguyênTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội