
Đẩy mạnh các kênh truyền thông về phòng chống lao
Nhờ có sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là Ban Quản lý Dự án Phòng chống lao Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, công tác phòng chống lao được triển khai kịp thời tới cơ sở Hội. Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh cũng nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền địa phương và các ban ngành, đặc biệt là ngành Y tế phối hợp chặt chẽ triển khai đồng bộ các hoạt động.
Hàng năm, Tổ chống lao Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (tỉnh Quảng Nam) phát tài liệu, tờ rơi về công tác phòng chống lao cho các cơ sở Hội của các huyện Thăng Bình, Phú Ninh và Tam Kỳ, số lượng mỗi huyện 30 quyển tài liệu và 250 tờ rơi tuyên truyền về công tác phòng chống lao.
Ngoài ra, Tổ chống lao Hội Nông dân tỉnh tổ chức 08 lớp truyền thông trực tiếp cộng đồng tại các huyện như: huyện Phú Ninh 02 lớp, huyện Thăng Bình 04 lớp và thành phố Tam Kỳ 02 lớp; mỗi lớp gồm 25 người là cán bộ Hội Nông dân cơ sở, các chi, tổ Hội và hội viên nông dân, những người này có kỹ năng tuyên truyền vận động trong công tác phòng chống lao.
Đặc biệt, vào dịp Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động phong phú đa dạng như: Tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về sức khỏe, treo hàng trăm băng rôn, khẩu hiệu trên các trục đường chính và khu dân cư, viết tin, bài phát trên Đài Phát thanh Truyền hình của địa phương, trên Website của Hội, đặc biệt là chuyên mục “Diễn đàn các cấp Hội Nông dân” của tỉnh được phát vào tối thứ năm hàng tuần trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng Nam, Chương trình Phát thanh Nông dân phát vào sáng thứ 2 và thứ 5 của tuần thứ 2, thứ 4 hàng tháng.
Bà Lê Thị Minh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam, kiêm Tổ trưởng tổ phòng chống lao cho hay: Trong 6 tháng đầu năm 2022 tình hình dịch bệnh Covid -19 vẫn còn lây lan làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong công tác phòng chống lao, đặc biệt ảnh hưởng đến đời sống của người dân, trong đó có các gia đình bệnh nhân lao. Bên cạnh đó, Chương trình triển khai chậm (tháng 4 mới triển khai) ảnh hưởng đến công tác triển khai và tiến độ thực hiện, tuy nhiên 6 tháng đầu năm đã có gần 2.700 người được tư vấn hỗ trợ các thông tin, kiến thức về phòng chống lao; số người nghi mắc lao vận động đi khám là 806 người; số lượt thăm bệnh nhân tại nhà là 1.300 người…
“Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (tỉnh Quảng Nam) tổ chức các hoạt động như tập huấn, truyền thông cộng đồng. Năm 2021 Hội Nông dân phường Phước Hòa (thành phố Tam Kỳ) phối hợp với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân của phường với hơn 50 người tham dự, kinh phí được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Tại các địa phương, Hội Nông dân cơ sở thường xuyên làm việc với Trung tâm Y tế, Trạm Y tế nắm bắt thông tin, danh sách bệnh nhân lao để thăm hỏi hàng tháng. Đồng thời kịp tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân lao bỏ trị để họ trở lại điều trị bình thường. Cán bộ Hội Nông dân tại các huyện, thành phố và cán bộ cơ sở Hội đã triển khai đầy đủ số lượt thăm bệnh nhân tại nhà để giám sát điều trị đúng tiến độ, đạt 100% kế hoạch đã được giao trong năm”, bà Tâm nhấn mạnh.
Hỗ trợ bệnh nhân lao và gia đình có việc làm ổn định cuộc sống
Quảng Nam là tỉnh vẫn có nhiều bệnh nhân lao so với cả nước, trong 6 tháng đầu năm 2022 đã phát hiện có 658 bệnh nhân lao, trong đó lao phổi là 541 bệnh nhân, lao ngoài phổi 117 bệnh nhân và 02 bệnh nhân lao trẻ em, 10 bệnh nhân lao kháng thuốc.
Trong năm 2022, Tổ chống lao Hội Nông dân tỉnh triển khai kế hoạch các hoạt động phòng chống lao tại 3 huyện, thành phố: Phú Ninh, Thăng Bình và Tam Kỳ, gồm các nội dung cụ thể như: Thăm hỏi tại nhà bệnh nhân lao, lao kháng thuốc; Truyền thông trực tiếp cho cộng đồng về quản lý lao tiềm ẩn; Vận động khuyến khích người nhà tiếp xúc với bệnh nhân lao tham gia sàng lọc lao tiềm ẩn, tuân thủ điều trị lao tiềm ẩn; Kiểm tra, giám sát hoạt động các mô hình, giám sát thu thập dữ liệu quản lý lao tiềm ẩn, chương trình Mhealth.
Đến nay, Tổ chống lao Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 01 lượt kiểm tra, giám sát thu thập dữ liệu lao tiềm ẩn, 02 lượt kiểm tra chương trình Mhealth và 12 lượt kiểm tra hoạt động các mô hình ở các huyện Phú Ninh, Thăng Bình và Thành phố Tam Kỳ; Hội Nông dân cấp huyện tổ chức 10 lượt kiểm tra giám sát thu thập dữ liệu lao tiềm ẩn và 30 lượt chương trình Mhealth ở các xã, phường, thị trấn để nắm thông tin về tình hình bệnh nhân nhận tin nhắn qua điện thoại.
“Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng chống lao là cán bộ Hội Nông dân cơ sở. Hiện nay, Hội đang mở rộng và triển khai chương trình này tại huyện Phú Ninh là 11 cơ sở; huyện Thăng Bình là 22 cơ sở và TP Tam Kỳ là 13 cơ sở. Đội ngũ cán bộ tuyên truyền phòng chống lao rất nhiệt tình với công việc, họ không e ngại bị lây nhiễm. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của công việc họ không có chế độ phụ cấp thường xuyên, chỉ được hưởng công tác phí khi đến thăm bệnh nhân tại nhà là 50 nghìn đồng/ngày”, bà Tâm chia sẻ.
Ngoài các hoạt động về công tác phòng chống lao, Hội Nông dân các cấp còn phối hợp với chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể thực hiện nhiều hoạt động như vận động nguồn lực về vốn, con giống, KHKT hỗ trợ giúp đỡ bệnh nhân lao đang điều trị tại gia đình gặp khó khăn về kinh tế có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống, yên tâm điều trị.
Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân Hội Nông dân tỉnh phối hợp với ngành chức năng tổ chức 15 lớp tập huấn hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật làm nấm rơm, trồng rau sạch, kỹ thuật chăn nuôi bò lai...; vận động các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ cây, con giống giúp bà con có điều kiện để phát triển kinh tế; Quỹ Hỗ trợ nông dân cho 120 lượt hộ vay vốn với tổng số tiền là 4,5 tỷ đồng, vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội cho 250 hộ vay với tổng số tiền là 15 tỷ đồng, vốn Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho 220 hộ với tổng số tiền 12 tỷ đồng tại các huyện Phú Ninh, Thăng Bình và TP. Tam Kỳ...

-
Những món ăn được lựa chọn sử dụng trong những ngày đầu năm
-
7 loại thực phẩm bạn nên tránh trong kỳ nghỉ Tết
-
6 tháng đầu năm 2022 phát hiện trên 48.000 ca mắc lao
-
Thái Thượng thành công trong phòng chống bệnh lao
- Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Đắk Lắk - tuyến đầu phòng chống lao tại Tây Nguyên
- Lâm Đồng chủ động khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh lao
- Hội Nông dân An Giang đẩy mạnh triển khai Dự án Quỹ toàn cầu Phòng chống lao năm 2022
- Xây dựng nền tảng phát triển trong lĩnh vực Da liễu thẩm mỹ tại Việt Nam
- Cà Mau: 100% dân số được tiếp cận chương trình chống Lao
- Bộ Y tế hướng dẫn phòng một số bệnh đang gia tăng tại các địa phương
- Đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân
-
Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí tại các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiChiều 7/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với Ủy ban Dân tộc về công tác dân tộc, việc thực hiện chính sách dân tộc và quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2022.
-
Người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang phát triển mạnh tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Nhiều nơi đã thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
-
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nướcBộ Giao thông vận tải vừa ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX).
-
Tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đuaChiều ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thốngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/2/2023 về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.
-
Chuẩn hóa vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung QuốcCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm nay sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chuẩn hóa vùng trồng để có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đối với chanh leo, khoai lang, ớt, một số cây có múi và dừa.
-
Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đaiÔng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho kịp tiến độ.
-
Hơn 3.000 công dân ở Nghệ An lên đường nhập ngũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2023, tỉnh Nghệ An được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao gọi 3.102 công dân nhập ngũ với 16 đơn vị nhận quân. Nghệ An chốt quân số, phát lệnh gọi nhập ngũ vào Quân đội 3.257 công dân (chính thức 3.102 công dân, dự phòng 155 công dân).
-
Sau Tết, giá mít Thái tăng hơn 20.000 đồng/kgHiện nay, giá mít Thái tại tỉnh Đồng Tháp tăng trở lại sau Tết và có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với đầu tháng 1/2023.
-
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng caoGiá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 5/2 đã tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Cụ thể, loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 453 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh