Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành
Trồng và chăm sóc cây mẹ
Nhà lưới trồng cây mẹ:
- Khung nhà bằng sắt hoặc ống thép mạ kẽm, cột bê tông, tre, cột gỗ.
- Mái nhà lợp bằng nylon chuyên dụng màu trắng, đảm bảo đủ ánh sáng, hạn chế tia tử ngoại, có lớp che nắng bằng lưới cản quang 50%.
- Xung quanh sử dụng lưới chống côn trùng màu trắng, 50- 70 lỗ/cm2.
- Có hệ thống tưới nước bằng vòi phun tay hoặc tự động.
Trồng cây mẹ:
- Đất trồng: Đất phù sa giàu mùn có độ tơi xốp thoáng khí, pH 5,5 - 6,5. Lên luống cao 20 - 25 cm, đáy rộng 80 cm, mặt 70 cm, rãnh luống 40 cm.
- Tiêu chuẩn: cây invitro sạch bệnh, không dị dạng, không dập nát, có chiều cao: 4 - 5cm; số lá: 6 - 8 lá; chiều dài rễ: 1 - 3 cm; số rễ: 4 - 5 rễ.
- Thời vụ trồng: Để có cành giâm vào vụ Thu (tháng 8 - 9), cây mẹ trồng vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, khoảng cách trồng 15 x 20 cm.
Chăm sóc vườn cây mẹ:
- Bón phân: Lượng phân thích hợp cho vườn cây mẹ tính theo 1 sào Bắc Bộ: 1 tấn phân chuồng + 50 kg Supe lân + Urê 10 kg + Kali clorua 5 kg.
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và Supe lân. Số phân còn lại bón thúc làm 2 lần: lần 1, bón 1/3 số phân sau khi cây bấm ngọn lần đầu; lần 2, bón hết số còn lại vào sau trồng 2 tháng (cây đã cắt được 3 lứa mầm). Ngoài ra có thể sử dụng Atonik 1.8% DD, liều lượng 10 ml/bình 10 lít, phun bổ sung sau mỗi lứa cắt để kích thích bật mầm.
Sau khi trồng 15 - 20 ngày, tiến hành bấm ngọn, giữ lại 4 - 5 lá. Khi mầm nách bật lên chỉ giữ lại 4 - 5 mầm trên cây còn lại cắt bỏ, cứ sau 10 - 15 ngày cho thu một lứa mầm.
Chú ý, sau mỗi lứa cắt mầm chỉ nên duy trì 4 - 5 mầm trên cây.
- Theo dõi phát hiện và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh:
+ Bệnh đốm đen, phấn trắng: sử dụng Score 250EC liều lượng 5 - 10ml/bình 10 lít. Hoặc Anvil 5SC liều lượng 10 - 15ml/ bình 10 lít.
+ Rệp, nhện và một số loài chích hút: sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 15 - 20ml/ bình 8 lít. Hoặc Pegasus 50SC liều lượng 10 ml/bình 10 lít.
+ Sâu ăn lá: sử dụng Padan 50 SP hoặc Supracide 40 ND, phun liều lượng 10- 15 ml/ bình 10 lít. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu khác theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.
Kỹ thuật giâm cành
Thời vụ giâm cành: Cẩm chướng có khả năng ra rễ cao và chất lượng cây giống tốt nhất ở 2 thời vụ: vụ xuân (tháng 3 - 4) và vụ thu (tháng 8 - 9). Tuy nhiên thời vụ giâm phù hợp nhất vào tháng 8 - 9, ở thời vụ giâm này sẽ có cây giống trồng vào tháng 9 - 10 (là thời vụ chính trồng cẩm chướng).
Chuẩn bị nhà giâm: Điều kiện nhà giâm cành tương tự như nhà trồng cây mẹ.
Chuẩn bị giá thể giâm: Giá thể giâm cẩm chướng tốt nhất là trấu hun, nếu không có trấu hun có thể thay thế bằng cát sạch. Giá thể được xử lý trước khi giâm bằng Zineb hoặc Daconil 75 WP liều lượng 10 - 15ml/ bình 10 lít phun trực tiếp vào giá thể .
Chọn, ngắt ngọn giâm: Chọn ngọn trên cây mẹ không bị sâu bệnh, không dị dạng xanh tốt có chiều dài từ 8 - 10 cm; 6 - 8 lá; đường kính thân: 0,4 - 0,5 cm, sau đó dùng dao cắt ngang cành.
Xử lý thuốc: Sử dụng dung dịch ra rễ α-NAA với nồng độ 1000 ppm để xử lý cành trước khi giâm bằng cách nhúng ngập phần gốc từ 1 - 2 cm, trong thời gian từ 3 - 5 giây rồi tiến hành giâm vào giá thể.
Kỹ thuật giâm:
- Giâm trên luống: Luống rộng 1 - 1,2 m, cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm. Rải đều hỗn hợp giá thể phẳng trên mặt luống dày 10 - 15cm, khoảng cách: hàng cách hàng 5 cm; cây cách cây 3 cm.
- Giâm trên khay: Khay giâm có kích thước 40 x 60 cm, có 70 lỗ, đường kính lỗ 5cm, chiều sâu lỗ 5cm. Cho giá thể vào đầy miệng lỗ, mỗi lỗ cắm 2 cành.
Chú ý: Dùng tay cắm cành thẳng đứng, sâu khoảng 1,5 - 2cm.
Chăm sóc cây giâm
Sau khi giâm, tưới đẫm nước bằng cách tưới trực tiếp hoặc phun lên cây, trong 7 - 10 ngày đầu tưới 5 - 7 lần/ngày, để luôn đảm bảo độ ẩm giá thể đạt 90%, sau đó giảm dần lần tưới 4 - 5 lần/ngày (độ ẩm giá thể đạt 70 - 80%). Nếu giâm bằng cát thì số lần tưới ít hơn, (4 - 5 lần sau đó giảm còn 3 - 4 lần/ngày).
Trong thời gian giâm (từ 20 - 25 ngày) phun thuốc phòng bệnh 1 - 2 lần bằng các loại Score 250 EC liều lượng 5 – 10 ml/bình 10 lít, hoặc Daconil 75 WP liều lượng 10 - 15ml/bình 10 lít, kết hợp phun bổ sung phân bón lá Komix - BFC.201 liều lượng 20 - 30 ml/bình 10 lít và có thể sử dụng một số loại thuốc khác theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.
Ảnh minh họa.
Tiêu chuẩn cây xuất vườn
Sau giâm 20 - 25 ngày, cây xanh tốt; sạch bệnh không có biểu hiện ra nụ, có chiều cao 8 – 10 cm; 6 - 8 lá; đường kính thân 0,4- 0,5 cm; rễ dài 1 - 3 cm, số lượng rễ đạt trên 4 rễ ra đều xung quanh là có thể đem trồng ngoài sản xuất.
Nhổ cây và bao gói
Một ngày trước khi nhổ cây đi trồng, tưới đẫm nước để khi nhổ rễ cây không bị đứt. Dùng giấy gói bao quanh chặt bầu và vừa kín bộ lá để tránh bị tổn thương cây, gói 100 cây/1 bó. Nên nhổ cây vào những ngày râm mát hay vào buổi chiều. Để vận chuyển đi xa, xếp vào thùng carton, đục lỗ xung quanh thùng để đảm bảo được thông thoáng.
Hương Giang (tổng hợp)
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch -
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ -
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế -
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xa
- Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận Bắc
- Các cơ sở nuôi trồng phải ưu tiên xây dựng vùng nuôi an toàn sinh học
- Sáng kiến từ say mê lao động
- Đam mê sáng chế máy móc phục vụ nông nghiệp
- Nối tiếp những đề tài thành công để phục vụ nông dân
- Đăk Lăk: Trồng mắc ca theo hướng an toàn sinh học, nâng cao chất lượng nông sản
- Ứng Hòa hỗ trợ hội viên nông dân sử dụng chế phẩm sinh học cho chăn nuôi sau ngập úng do bão lụt
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?