Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Sơn La cung cấp cho thị trường hơn 80.000 tấn nhãn

07:52 26/08/2022 GMT+7
Sơn La là địa phương có diện tích trồng nhãn lớn nhất cả nước, với khoảng 20.000 ha. “Nhãn Sơn La” đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2021.

Qua gần 2 tháng bước vào vụ thu hoạch nhãn chính vụ, đến nay, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ trên 80.000 tấn nhãn. Trong đó, tiêu thụ trong nước trên 58.000 tấn, xuất khẩu trên 500 tấn, chế biến long nhãn và nước ép cô đặc hơn 21.600 tấn. Năm nay, nhãn được thương lái thu mua với giá cao hơn, trung bình từ 8.000 đồng đến 20.000 đồng/kg.

son la cung cap cho thi truong hon 80.000 tan nhan hinh anh 1

Tỉnh Sơn La có diện tích trồng nhãn lớn nhất cả nước, tập trung ở các huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La...

Bà Đỗ Thị Bích Châu, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La cho biết: “Tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các chương trình kết nối cung cầu trực tuyến và trực tiếp. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, các tuần hàng, ngày hội hái quả... Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu của thị trường”.

Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, sản phẩm nhãn của Sơn La đã vào chuỗi phân phối của các siêu thị lớn như: WinMart, WinMart+, Big C, Lotte... và được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa.... Cùng với đó, nhãn Sơn La từng bước xây dựng chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... và được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng.

son la cung cap cho thi truong hon 80.000 tan nhan hinh anh 2

Nhãn Sơn La đã có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài nước, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Cùng với tiêu thụ nhãn quả tươi, Sơn La cũng đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ nhãn, nhất là chế biến sản phẩm long nhãn. Toàn tỉnh hiện có trên 600 cơ sở chế biến long nhãn; phương pháp sấy nhiệt gián tiếp và có áp dụng hệ thống cảm biến nhiệt, điều chỉnh tự động, nên vẫn giữ được màu, chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu làm dược liệu. Hiện nay, ngoài phục vụ thị trường trong nước, thông qua quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, sản phẩm long nhãn Sơn La còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước châu Á.

Theo VOV

Xuất khẩu trái cây tươi vào Trung Quốc thích ứng với quy định mới
Trung Quốc yêu cầu sản phẩm nông sản nhập khẩu vào nước này phải đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định nghiêm ngặt về phòng, chống dịch COVID-19.