Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc bò sinh sản cho hội viên nông dân
Hỗ trợ hội viên mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò sinh sản
Tại buổi tập huấn, bà Trần Thị Thu Hoài - Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố đã giới thiệu và cung cấp kiến thức, tài liệu về kỹ thuật chọn giống bò cái sinh sản; cách xây dựng chuồng trại phù hợp với các giai đoạn tuổi bò; cách phát hiện bò động và thời điểm phối giống thích hợp; kỹ thuật chăm sóc bò có chửa, bò cái nuôi con; nuôi dưỡng bê theo từng giai đoạn; công tác vệ sinh thú y, tiêm phòng và cách nhận biết, điều trị một số bệnh thường gặp ở bò và kỹ thuật trồng, chế biến thức ăn thô xanh.... Đồng thời, cũng đã giải đáp các thắc mắc của bà con nông dân trong quá trình chăn nuôi thường gặp phải.
Để giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức trong cách chọn bò giống sinh sản, cách chăm sóc từ bò mẹ cho đến lúc sinh bê con như thế nào, bà Trần Thị Thu Hoài đã hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình nhốt chuồng, theo đó:
Cách chọn bò giống sinh sản: Khi chọn bò giống sinh sản bà con cần chú ý những điểm sau:
Nhìn bộ phận vú của bò, 4 vú phải phát triển đều nhau, da không quá dày, mềm mại, thấy được tĩnh mạch nổi lên. Phần khung xương sườn phải nở rộng, phần bụng to vừa phải, lưng thẳng. Chân khỏe, trụ vững, móng không được hở. Phần mông (khung xương chậu) nở rộng. Đầu không quá to, mõm và mũi phải to, rộng, răng trắng sáng phát triển đồng đều. Cổ thanh mảnh, nhiều nếp nhăn. Nhìn bò cái nhanh nhẹn, khỏe mạnh, nhìn lành tính, cơ thể phát triển cân đối, lớp lông trên da không quá rậm.
Nguồn nước uống, thức ăn cho bò sinh sản:
Thức ăn: Nhiều bà con nông dân nghĩ rằng thức ăn cho bò chỉ là rơm hay cỏ tươi, tuy nhiên thức ăn của loài gia súc này đa dạng hơn nhiều, ngoài 2 loại thức ăn trên chúng còn có thể ăn thân cây ngô, các cây họ đậu hay đọt cây mía, bánh dầu, thức ăn trộn sẵn…
Bà con áp dụng theo khẩu phần ăn như sau: Mỗi ngày nên cho bò ăn tổng lượng thức ăn từ 35 – 37kg, tính cho bò cái có trọng lượng từ 240 – 260kg/con. Đối với thức ăn thô xanh, đây là nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu cho bò sinh sản. Tỷ trọng trong tổng lượng thức ăn là 24 – 25 kg/con/ngày (chiếm đến 70%). Đối với thức ăn khô: Chiếm 20% trong tổng khẩu phần ăn, tức là khoảng 7 -8kg/con/ngày hoặc có thể cho ăn theo tỷ lệ bằng 3% trọng lượng cơ thể. 10% còn lại trong khẩu phần ăn là thức ăn tinh bao gồm các loại có sẵn trên thị trường, hoặc có thể tự trộn từ các loại thức ăn như cám gạo, ngô, bột cá, các loại đạm khô,… Ngoài ra, còn bổ sung thêm muối và khoáng chất bằng cách trộn chung vào thức ăn hoặc nước uống.
Nước uống: Phải cung cấp lượng nước sạch đầy đủ cho bò mỗi ngày, tùy vào nhiệt độ môi trường bên ngoài mà nhu cầu về nước uống của bò cũng thay đổi theo. Thông thường, cơ thể của một chú bò trưởng thành cần từ 40 – 50 lít nước/ngày. Khi bò cái mang thai, ở giai đoạn cuối thai kỳ nhu cầu sẽ tăng lên rất nhiều có thể tăng gấp đôi lượng nước lúc bình thường. Ngoài ra, nếu nhiệt độ không khí lạnh thì có thể giảm lượng nước xuống 20 – 25 lít/ngày, nếu nóng có thể bằng lên 60 – 70 lít/ngày.
Cách phối giống, chăm sóc và phòng bệnh cho bò:
Cho bò phối giống: Tuổi phối giống lần đầu của bò mẹ là khi được 1,5 tuổi với trọng lượng yêu cầu phải nặng từ 170kg trở lên. Khi thấy bò có nhiều dấu hiệu như biếng ăn, phần âm hộ chuyển sang màu hồng đỏ, hay rống, nhảy lên cơ thể con bò khác … chứng tỏ bò đã đến thời kỳ động dục. Đây là thời điểm thích hợp để cho bò cái phối giống. Trong vòng từ 10 – 20 giờ khi bò có dấu hiệu động dục là thời điểm phối giống hiệu quả nhất.
Chăm sóc bò cái mang thai: Khi bò cái đã mang thai, cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày. Thức ăn phải cho bò ăn đủ 35 – 40 kg thức ăn, bao gồm thức ăn xanh chiếm 70 – 80%, thức ăn khô (rơm ủ) từ 2 – 3kg/con, 1 – 2 kg thức ăn tinh trộn sẵn, bổ sung thêm muối, bột xương, khoáng chất… Cho bò nghỉ ngơi, không kéo nặng hay cày bừa.
Bò cái mang thai khoảng 280 – 285 ngày. Nếu quá trình sinh nở gặp trở ngại, bà con phải can thiệp để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu bò con chưa ra được bà con có thể cho tay vào bên trong kéo một cách nhẹ nhàng bê con ra. Cắt dây rốn cho bê con, sau đó dùng iod để sát trùng. Sau đó để bê con bên cạnh để bò mẹ chăm sóc.
Chăm sóc bê con:
Trong vòng 1 tháng đầu bê con cần hơi ấm và nguồn sữa của mẹ để sinh trưởng tốt. Đến khi bê con được 2 tháng tuổi, cho bê ăn dần thức ăn xanh và thức khô. Tùy vào trọng lượng mà cho bê ăn theo công thức thức ăn đã đề cập ở trên. Khi bê được 4 tháng tuổi, tập cho bê ăn thêm các loại khác như bí đỏ, củ khoai… Tách bê ra khỏi nguồn sữa mẹ khi bê được 6 tháng. Lúc này có thể áp dụng lượng thức ăn và nước uống đầy đủ để bê sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Quang cho biết: “Đây là lớp tập huấn có ý nghĩa thiết thực cho bà con chăn nuôi bò sinh sản, tạo điều kiện cho hội viên nông dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi; giải đáp các thắc mắc xung quanh về các loại dịch bệnh trên đàn bò, giúp các hộ chăn nuôi bò, những hộ nghèo được cấp bò có thêm kiến thức, kỹ năng chăm sóc, phát triển đàn bò cái sinh sản, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng”.
Tổ chức 5 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn hội viên đưa các giống cây trồng, con nuôi mới, chất lượng kinh tế cao vào sản xuất
Thời gian qua, trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã Vinh Quang đã phát huy hiệu quả hoạt động, trở thành nơi tập hợp, đoàn kết hỗ trợ hội viên thi đua phát triển kinh tế - xã hội, tích cực xây dựng nông thôn mới và đạt được nhiều kết quả cao; phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng và Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thành phố tổ chức 05 lớp tập huấn về kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi; hướng dẫn hội viên nông dân đưa các giống cây trồng, con nuôi mới chất lượng kinh tế cao vào sản xuất.
Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Hoàng Tiến Huynh ở thôn Kon Rơ Bang 1trồng và sản xuất nấm bào ngư, nấm sò với quy mô 1.000m2; ông Nguyễn Nhân ở thôn Phương Quý 1 sản xuất miến dong Riêng đỏ; bà Nguyễn Thị Thiên Nga ở thôn Phương Quý 2 sản xuất rượu chuối lên men tự nhiên; bà Nguyễn Thị Hồng yên ở thôn Phương Quý 1 với mô hình Dưa lưới quy mô 1.500m2….
Nhằm giúp hội viên có vốn sản xuất, Hội Nông dân xã Vinh Quang đã tạo điều kiện hỗ trợ hội viên sớm tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất, với tổng dư nợ đạt trên 05 tỷ đồng với 166 hộ vay.
Thực hiện Chương trình Công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, Hội Nông dân xã Vinh Quang đã xây dựng Kế hoạch số 20-KH/HNDX về triển khai thực hiện Mô hình trồng ngô siêu ngọt năm 2024 ngoài thu hoạch bắp còn tận dụng thân cây ngô làm thức ăn cho bò. Mô hình triển khai nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hội viên nông dân trên địa bàn xã, góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Đồng thời, tạo hướng đi phù hợp điều kiện thực tế và thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Qua rà soát nhu cầu của hội viên nông dân. Hội Nông dân xã Vinh Quang đã thống nhất chọn 1 hộ ông Nguyễn Vũ, ở thôn Phương Quý 1 để triển khai thí điểm thực hiện Mô hình trồng Ngô siêu ngọt, với quy mô diện tích 1.000m2, tổng kinh phí hỗ trợ được trích từ quỹ Hội với số tiền là 800.000 đồng. Sau khi xuống giống, đến nay vườn ngô đã nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt 100%.
-
Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
Hội Nông dân Lục Yên đánh giá hiệu quả, nhân rộng mô hình trồng trồng ngô lai vụ Đông -
Nuôi ếch kết hợp thả cá rô đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao -
Quảng Ninh: Nông dân huyện Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM
- Dự án nhỏ mở ra cơ hội lớn cho nông dân và cây bưởi Phúc Trạch
- Đà Nẵng khai giảng lớp sơ cấp nghề trồng nấm cho hội viên
- Thừa Thiên Huế phổ biến kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm cho các hội viên sản xuất giỏi
- Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tập huấn mô hình trồng nhãn theo VietGAP nâng cao lợi nhuận
- Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch
- Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ
- Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh