Tỷ phú nông dân 2 lần được tôn vinh
Từ “Vua lúa” xứ Óc Eo…
Nhắc đến ông Nguyễn Quốc Hùng (cư ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) người dân vùng Bảy Núi, An Giang ai ai cũng nể phục. Ông Nguyễn Quốc Hùng (68 tuổi) nhớ lại, ông xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nông. Sau khi lập gia đình, vào những năm vừa giải phóng, vùng đất Óc Eo hoang hoá, ngập phèn nên việc canh tác lúa không hiệu quả. Nhiều hộ gia đình đã bán đất để chuyển đi nơi khác sống, nhưng vợ chồng ông Hùng vẫn chịu khó bám đất, quyết không buông cây lúa. Thu nhập hàng năm từ việc chắt chiu lao động hàng ngày, ông Hùng dành dụm mua đất mở rộng canh tác.
Dần dà, vợ chồng ông mua được hơn 32ha đất ruộng liền kề. Trong quá trình trồng lúa quy mô hàng hóa, nhờ được nhà nước hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật nên trình độ sản xuất của những nông dân như vợ chồng ông Hùng dần được nâng cao. Trong khi nhiều hộ dân xung quanh bỏ cuộc với cây lúa thì ông hầu như mùa lúa nào cũng trúng vụ, chỉ có điều giá lúa hàng hóa cứ bấp bênh.
Năm 2001, nhận thấy nhu cầu lúa giống rất lớn, ông Hùng bắt đầu nuôi ý định sản xuất lúa giống để bán. Thế là năm 2006 trang trại nghiên cứu, sản xuất lúa giống của ông ra đời, sau trở thành Công ty lúa giống Hùng Hạnh. Để đầu tư cho Công ty lúa giống ông Hùng đầu tư kho bãi chứa hàng, mua máy cày, máy ủi, máy gặt đập liên hợp, lò sấy, máy tách hạt giống, máy kéo; cải tạo hệ thống tưới tiêu và sử dụng tất cả 32ha đất chuyển sang sản xuất lúa giống chất lượng cao theo quy trình khép kín. Việc kinh doanh lúa giống ngày càng hiệu quả, lượng khách hàng đặt hàng ngày càng cao, ông Hùng quyết định liên kết với các tổ hợp tác trong vùng để mở rộng sản xuất.
Ông phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lấy giống lúa nguyên chủng về giao cho nông dân trồng lúa theo quy trình kỹ thuật của công ty, sau đó thu mua lại lúa với giá cao hơn giá thị trường 1.000/kg.
Đến năm 2008 ông Hùng đã có 200ha diện tích đất sản xuất lúa giống, với sản lượng hàng năm khoảng 10.000 tấn, cung cấp lúa giống khắp Đồng bằng sông Cửu Long và bán cả sang Campuchia. Tổng doanh thu mỗi năm của công ty đạt bình quân 4,3 tỉ đồng, lợi nhuận đạt khoảng hơn 1 tỉ đồng.
… đến “Trùm bưởi da xanh” vùng Bảy Núi
Kinh doanh lúa giống đến năm 2016, ông Hùng chuyển sang trồng cây ăn trái để việc chăm sóc nhẹ nhàng hơn. Tìm hiểu nhiều mô hình cây ăn trái, nhưng cuối cùng sau chuyến đi tham quan mô hình trồng bưởi da xanh ở Bến Tre, ông Hùng quyết định chọn cây giống bưởi da xanh để chuyển đổi hướng canh tác.
Vùng đất Bảy Núi này từ xưa đến giờ cây bưởi da xanh chưa từng có mặt, nhưng sau khi nghiên cứu thổ nhưỡng, kỹ thuật kỹ càng, đến giữa năm 2016, ông Hùng đã mạnh dạn lên liếp chuyển đổi 5,3ha đất trồng lúa kém hiệu quả tại xã Vọng Thê sang trồng trên 3.000 gốc giống bưởi da xanh giống Bến Tre. Ngay từ đầu ông Hùng xác định trồng bưởi sạch để đăng ký thương hiệu, nên ông Hùng đã mày mò học tập kỹ thuật trồng bưởi da xanh từ khắp nơi để chăm sóc vườn bưởi. Vườn bưởi da xanh nhà ông Hùng được bón phân hữu cơ và chăm bón theo tiêu chuẩn VietGAP.
Năm 2019, sau 4 năm chăm sóc, vườn bưởi của ông Nguyễn Quốc Hùng đã cho đợt trái chiến đầu tiên và ngay năm đó ông bắt đầu đăng ký VietGAP. Đến năm 2020 ông đăng ký sản phẩm bưởi da xanh của gia đình mình làm sản phẩm OCOP và được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh. Ông tiếp tục đưa bưởi da xanh của mình vào các siêu thị trong tỉnh như Coopmart, Tứ Sơn và các chợ đầu mối để tiêu thụ.
Năm 2020, từ 5,3ha bưởi da xanh ông thu hoạch được trung bình từ 50-60 tấn bưởi, với giá từ 60.000-70.000 đồng/kg. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm đầu ra gặp khó, ông Hùng nghiên cứu kỹ thuật cho bưởi ra trái rải vụ, không cho trái chín như hàng năm mà cho trái chín quanh năm. Người dân nơi đây gọi ông là “Trùm bưởi da xanh vùng Bảy Núi”.
Cứ hàng tuần ông đều cắt bưởi chín cung cấp cho các đầu mối và siêu thị với sản lượng chia nhỏ vài tấn. Lúc khó khăn nhất do dịch bùng phát trong tỉnh, ông được Hội Nông dân xã kết hợp với Bưu điện tỉnh hỗ trợ đầu ra mỗi đợt vài tấn. Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay gần 60 tấn bưởi da xanh của ông không bị động đầu ra, nhưng có lúc giá thị trường giảm còn 25.000-30.000 đồng/kg. Tuy vậy trừ chi phí, nhân công ông thu lợi nhuận vẫn cao hơn trồng lúa.
Theo tính toán của ông Hùng, một cây bưởi trung bình có thể cho khoảng 20kg trái chín/vụ. Nhờ đầu tư hệ thống bơm tưới tự động nên ông cũng nhẹ công chăm sóc và giảm được lượng phân bón. Trong những vụ đầu thu hoạch, trừ tất cả các chi phí, 3.000 cây bưởi da xanh của ông Hùng cho lợi nhuận từ 4 đến 5 lần so với trồng lúa trước kia.
Không những chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Hùng còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hơn 20 năm nay ông Hùng duy trì thuê 7 hộ gia đình làm việc thường xuyên cho gia đình mình trên cánh đồng trồng lúa và trên các vườn trồng bưởi da xanh cũng như các công việc liên quan đến việc xuất bán 2 loại nông sản này.
Để các hộ gia đình yên tâm làm việc lâu dài, ông Hùng đã xây sẵn 7 căn nhà kiên cố trên đất gia đình mình cho 7 hộ gia đình nhân công ở. Hàng ngày các thành viên lao động của các hộ gia đình đi làm được ông Hùng trả lương theo giờ. Đối với con cái của các hộ gia đình này được vợ chồng ông hỗ trợ tiền học phí, tập vở, giấy bút...
Với những thành tích lao động trên, ông Nguyễn Quốc Hùng được công nhận Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp nhiều năm liền. Năm 2015 ông là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu được bình chọn, trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Đặc biệt năm 2021 thêm một lần nữa ông Nguyễn Quốc Hùng vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
- Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 13/11/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm” cho các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương.
-
Sơn La: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dânNgày 12/11, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân. Ông Nguyễn Thành Công, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Dư hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, hội viên nông dân tiêu biểu.
-
Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Nông dân tỉnh Điện Biên (12/11/1974 -12/11/2024).
-
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt(Tapchinongthonmoi.vn)- Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao đã đạt và phấn đấu các thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
-
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và các dự án bảo vệ môi trường: Ngôi nhà có ngọn lửa ấmQuỹ Vì Tầm Vóc Việt thật sự là ngôi nhà có ngọn lửa ấm, nơi chắp cánh ước mơ cho nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn có tấm lòng say mê và trân quý Mẹ Thiên nhiên.
-
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, có 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2024 đã được tôn vinh tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân và Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024.
-
Chủ tịch Quốc hội: Chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượngSáng 12/11, thực hiện Nghị trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Kết thúc Phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đã yêu cầu tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, phát triển; chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng và các chỉ đạo quan trọng khác.
-
Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-NamPhiên ngày 13/11, Quốc hội nghe về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất để vượt qua mọi khó khănTổng Bí thư nhấn mạnh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là một trong những nguồn lực mạnh mẽ nhất vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.
-
Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XVChiều 12/11, Quốc hội đã hoàn thành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh