
Dự báo thị trường lúa gạo thế giới trong thời gian tới sẽ có những biến động khi Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng gạo.
Từ khi thông tin Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng gạo thì giá gạo của Việt Nam vẫn ổn định, không có chuyển biến nhiều bởi các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm, biến động về thị trường sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, giá gạo có thể khởi sắc khi một số nước tiến hành nhập khẩu gạo.
Nhận định từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu năm đến nay Philippines đã nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn gạo của Việt Nam với giá trị hơn 1 tỷ USD, đứng đầu về danh sách nhập khẩu gạo của Việt Nam. Tiếp đến là Trung Quốc với hơn 520.000 tấn và một số thị trường khác.
Việt Nam dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo trong năm 2022.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm 2022 khoảng 6,3 - 6,5 triệu tấn, cao hơn khoảng 100.000 - 200.000 tấn so với năm 2021. Tính đến thời điểm tháng 8 năm nay, nước ta đã xuất khẩu gần 4,8 triệu tấn gạo, đạt trị giá hơn 2,3 tỷ USD, tăng hơn 20% về số lượng và tăng gần 10% về trị giá so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân đạt hơn 486 USD/tấn, giảm hơn 47 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia, hiện tại Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng gạo, Thái Lan nâng ngân sách hỗ trợ cho ngành hàng lúa gạo trong nước và Philippines kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu gạo là những nhân tố chính đang chi phối thị trường thương mại gạo thế giới hiện nay. Tình hình thương mại gạo thế giới hiện vẫn khá ổn định, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước thời gian tới.
Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gạo đạt hơn 2,3 tỷ USD.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhìn nhận, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu gạo lớn, chiếm tới 40% sản lượng gạo toàn cầu. Năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu hơn 21,5 triệu tấn gạo, lớn hơn 4 nước xuất khẩu gạo hàng đầu công lại, trong đó có Việt Nam. Dự báo, với việc Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo và tăng thuế thì thị trường lúa gạo thế giới sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Ngọc Nam cho biết: “6 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 11 triệu, Thái Lan thì 7 tháng xuất khẩu được 4 triệu. Như vậy hai nước xuất khẩu gạo lớn ảnh hướng đến cung, cầu gạo trên thế giới, thì nay ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gạo. Trong thời gian tới giá thị trường sẽ tiếp tục tăng do lượng gạo của Ấn Độ sụt giảm nguồn cung”.
Người dân thu hoạch lúa ở ĐBSCL.
Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người dân canh tác lúa theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm lượng giống, phân bón, sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khó tính trên thế giới. Hiện nay, ngành nông nghiệp tập trung vào sản xuất giống chất lượng cao để khẳng định hơn nữa thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
“Ngành nông nghiệp cũng nhận thấy điều kiện hiện nay cũng là cơ hội để ngành nông nghiệp của ĐBSCL tập trung phát triển những giống thơm, đặc sản và sản xuất đảm bảo chất lượng để đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường tiền năng, khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… đó là điều kiện để nâng cao giá trị trong ngành hàng sản xuất lúa gạo” - ông Trần Thái Nghiêm nói.
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn biến của các quốc gia xuất khẩu cũng như các quốc gia nhập khẩu thay đổi hàng tuần, hàng tháng tùy vào sản lượng lúa gạo. Theo dự báo của các cơ quan về lương thực, tổng lượng lúa gạo toàn cầu khoảng 550 triệu tấn và lượng gạo hàng hóa khoảng 50 triệu tấn.
Người dân canh tác lúa theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Có thể lúa gạo sẽ không có biến động gì lớn dù nơi này, nơi kia có thể bị thiên tai mất mùa vì lượng gạo như vậy sẽ không có biến động. Và chúng ta cũng không kỳ vọng về lượng gạo có thể thiếu hụt, vì Ấn Độ và Trung Quốc có lượng gạo dự trữ tương đương với lượng gạo hàng hóa một năm trên toàn cầu. Có thể thiếu hụt lương thực trên thế giới diễn ra nhưng không kéo dài. Thứ nhất vì nhiều quốc gia có thể xuất lượng dự trữ quốc gia. Thứ hai mùa vụ của các quốc gia sản xuất lúa lúc nào cũng xuống giống và luôn luôn có thu hoạch.
“Chìa khóa để giảm chi phí sản xuất lúa gạo đó là giảm lượng giống gieo sạ trên một đơn vị ha, khi chúng ta giảm được thì các chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sẽ giảm theo và như thế chi phí trên một kg lúa, gạo sẽ giảm làm cho lợi nhuận của bà con nông dân tăng lên. Chúng ta đang phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu, nếu giá thành sản xuất của chúng ta thấp, doanh nghiệp có những thuận lợi để mua gạo xuất khẩu, việc chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tốt hơn, cơ hội để chúng ta xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam an toàn, thân thiện” - ông Lê Thanh Tùng nhận định.
Theo VOV

-
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng đột phá tại các thị trường nhỏ
-
Kết nối, xúc tiến tiêu thụ hành, hành tím cho nông dân
-
Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao
-
Tăng cường thông tin đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào tỉnh Quảng Tây
- Đưa sản phẩm làng nghề, OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
- Gỡ vướng thủ tục, giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Tháng 1/2023, xuất khẩu thủy sản giảm sâu nhưng nhiều thị trường nhỏ vẫn tăng trưởng dương
- Liên kết sản xuất ở vùng trồng dâu, nuôi tằm lớn nhất Yên Bái
- Đồng Nai tổ chức Lễ xuất khẩu lô chuối đầu năm 2023
- Sơn La phấn đấu xuất khẩu 94.000 tấn sắn trong năm 2023
- Vĩnh Long kết nối để tìm đầu ra cho trái cam sành
-
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Nam: Vẫn còn nút thắt cần tháo gỡ(Tapchinongthonmoi.vn) Năm 2022, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam) đã triển khai đào tạo được 120 lớp nghề cho gần 4.000 lao động nông thôn và hàng trăm lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân... góp phần tạo việc làm, tăng năng suất, hiệu quả lao động trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ để công tác đào tạo nghề thiết thực với lao động nông thôn hơn.
-
Huyện Tân Biên phấn đấu 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo Quyết định 6369/QĐ-UBND được ban hành ngày 30/12/2022, về việc phê duyệt Đề án nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025, đến 2030 sẽ có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
-
Bình Dương là một trong những địa phương làm rất tốt việc giải ngân vốn đầu tư côngNgày 25/3, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình “Bình Dương Khởi động - Kết nối - Phát triển mới”; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, cùng Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo các tỉnh, thành đã tham dự.
-
Đào tạo giảng viên nguồn về xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 2 ngày 22/3 - 23/3, tại TP Vinh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức khóa tập huấn đào tạo giảng viên nguồn (khóa 2) về xử lý rác thải hữu cơ, thân thiện với môi trường.
-
Thủ tướng nhắn nhủ thế hệ trẻ 'dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo'Sáng 25/3, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
-
Bắt tạm giam đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trườngNgày 21/3, Công an tỉnh Bình Dương thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tô Văn Hải - đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trường, để điều tra làm rõ theo quy định
-
TP.Hồ Chí Minh hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung BộSáng 25/3, tại TP.Vinh (tỉnh Nghệ An) đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
-
Tiếp sức để gà thương phẩm Phủ Lý vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong sáng ngày 24/3 tại xã Phủ Lý (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên), Quỹ Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức giải ngân 750 triệu đồng cho 10 hộ dân trên địa bàn xã để phát triển “Chăn nuôi gà thương phẩm”.
-
Chủ tịch nước: Phong trào “Nghìn việc tốt” phát huy nét đẹp văn hoá người Việt NamTối 24/3, tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” và tuyên dương “Dũng sỹ nghìn việc tốt” toàn quốc do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức.
-
Hai huyện của tỉnh Đồng Nai quyết tâm về đích huyện nông thôn mới nâng cao trong năm nayNăm 2023, Đồng Nai tiếp tục đặt mục tiêu cao trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đặc biệt, 2 huyện Xuân Lộc và Định Quán đặt mục tiêu về đích huyện NTM nâng cao vào năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh