Xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP hấp dẫn: Nâng giá trị, hút khách hàng
OCOP mang đậm giá trị văn hóa
Những năm gần đây, chương trình OCOP đã tạo ra những sức bật mới cho nhiều địa phương. Trên thực tế, đặc trưng văn hóa vùng miền nếu biết khai thác hợp lý và tinh tế sẽ tạo nên sự riêng biệt cho các sản phẩm OCOP, tránh sự nhàm chán, trùng lặp, vừa tạo được sức cạnh tranh vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Mới đây, chúng ta có tới 20 sản phẩm được đánh giá 5 sao, được trình Chính phủ phê tặng làm quà tặng cấp quốc gia.
Trong bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, câu chuyện sản phẩm là tiêu chí quan trọng, chiếm 10/100 điểm trong thang điểm đánh giá. Thời gian qua, nhiều đặc sản đã khai thác hiệu quả yếu tố văn hóa để xây dựng câu chuyện sản phẩm.
Trong quá trình xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP của các tỉnh, nhiều câu chuyện sản phẩm đã thuyết phục được khách hàng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm. Từ đó, góp phần phát triển thị trường và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Trên cơ sở đó, ngành chức năng và các địa phương đã và đang tích cực hỗ trợ các chủ thể xây dựng câu chuyện sản phẩm phù hợp.
Ở vùng biển của xứ Thanh, thương hiệu mắm Lê Gia đã giành được nhiều giải thưởng về chất lượng. Trong đó, đặc biệt có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao (Nước mắm Lê Gia; Mắm tép Lê Gia); 1 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là mắm tôm Lê Gia. Đến thời điểm hiện tại, đây cũng là sản phẩm OCOP 5 sao duy nhất của tỉnh Thanh Hóa. Không chỉ khẳng định chất lượng sản phẩm ở thị trường trong nước, các sản phẩm của thương hiệu mắm Lê Gia còn được xuất khẩu đến nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi...
Chia sẻ về câu chuyện làm mắm Lê Gia, anh Lê Anh ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chủ thương hiệu mắm Lê Gia cho biết, với anh, quê hương gắn liền với thứ mùi ký ức của nghề làm mắm, với những tháng ngày tuổi thơ. Mùi nước mắm trong vại mắm của mẹ, gắn liền với bữa cơm rau là một phần máu thịt, là hương vị không thể phai mờ trong anh. Chính tình yêu với mắm truyền thống, với quê hương, là động lực để anh khởi nghiệp thành công với thương hiệu mắm Lê Gia...
"Mắm Lê Gia mong muốn mang những tinh túy nhất từ mẹ biển, bằng sự tận tâm, kinh nghiệm truyền thống kết hợp kiến thức an toàn thực phẩm để mang đến những gia vị sạch vào bữa cơm sum vầy của gia đình Việt. Và sau đó, là mang “linh hồn” ẩm thực Việt đến với cả thế giới”, anh Lê Anh bộc bạch.
Lấy câu chuyện về rừng chè, HTX trồng và chế biến chè huyện Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đã chọn cho sản phẩm 1 cái tên độc đáo: chè chốt 468 bởi rừng chè xanh tốt hôm nay xưa kia là chốt điểm cao 468- địa danh lịch sử của Hà Giang.
Nói về thương hiệu chè Chốt 468, giám đốc HTX trồng và chế biến chè Thanh Thủy- anh Lý Đức Dân chia sẻ: “Điểm cao 468 là địa danh lịch sử của vùng biên Thanh Thủy. Hơn 4.000 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh anh dũng, hơn 9.000 người bị thương, hiện tại vẫn còn hơn 2.000 liệt sỹ còn nằm rải rác trong khe đá, thung sâu vẫn chưa được tìm thấy và quy tập. Máu của các anh hùng liệt sỹ năm xưa đã mang lại bình yên cho nhân dân, mang lại màu xanh hôm nay cho những đồi chè. Vì vậy, các thành viên Hợp tác xã đã quyết định đặt tên cho sản phẩm OCOP là "Chè chốt 468" vừa để ghi nhớ lịch sử hào hùng của dân tộc, sự tri ân của thế hệ trẻ đối với các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh thanh xuân của mình cho vùng chè Thanh Thủy xanh tốt, cũng là xây dựng thương hiệu chè riêng có của mảnh đất quê hương”.
PGS-TS Bùi Xuân Đính- Nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, mỗi địa phương tùy từng loại sản phẩm mà từ xa xưa đã hình thành được những câu chuyện, những phong tục, thậm chí cả những lễ nghi liên quan đến sản phẩm, kể cả những câu chuyện dân gian, những truyền thuyết. Vì vậy điều đó cần phải được lưu ý trong việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm.
Kể câu chuyện sản phẩm OCOP để kinh doanh trên sàn Thương mại điện tử (TMĐT)
Mới đây, Sở Công Thương TPHCM, Sở NN-PTNT TPHCM, UBND huyện Cần Giờ, và Tiki đã ký kết hợp tác xây dựng chương trình “1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP” và thương hiệu nông sản Cần Giờ.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho rằng thời gian qua nhiều địa phương đã xây dựng được các sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao, nhưng việc đưa sản phẩm vào thị trường gặp nhiều khó khăn. Các sàn thương mại điện tử cũng chưa phát huy được hiệu quả trong việc tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Theo ông Phương, việc bắt tay hợp tác giữa ngành Nông nghiệp và công thương có ý nghĩa quan trọng trong xúc tiến, quảng bá, đưa sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng. Cái bắt tay này sẽ giải quyết bài toán cung – cầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc biệt là tiêu thụ tại các sàn thương mại điện tử.
Còn theo ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, chương trình “1.000 câu chuyện OCOP” sẽ giúp cho các sản phẩm OCOP của TPHCM nói riêng và các tỉnh thành có liên kết với TPHCM sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
Ở phía đại diện sàn thương mại điện tử Tiki, ông Nguyễn Quách Nhi, Giám đốc kinh doanh ngành hàng thực phẩm tiêu dùng của Công ty TNHH Tiki cho rằng chương trình “1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP” trên sàn thương mại điện tử Tiki sẽ tạo môi trường, cơ chế, hệ thống công cụ hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP có thể quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, đến được với người tiêu dùng cả nước thông qua môi trường thương mại điện tử.
Chương trình sẽ tập trung xây dựng việc quảng bá, tiếp thị cho các sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sao. “Việc quảng bá sẽ thực hiện bằng cách kể những câu chuyện đặc trưng của từng sản phẩm văn hóa tại mỗi địa phương, qua đó giúp đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, cải thiện doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử nói riêng và trên thị trường nói chung”, ông Nhi nói.
“Với câu chuyện văn hóa độc đáo sẵn có, việc bán sản phẩm OCOP hiện nay không chỉ bán-mua là xong, mà còn phải kể câu chuyện về thổ nhưỡng, khí hậu, tính cộng đồng, câu chuyện văn hóa của từng sản phẩm. Điều này giúp sản phẩm OCOP thêm khác biệt và gia tăng giá trị”, ông Nhi thông tin thêm.
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh