Xã Vĩnh Phúc phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2024
Ông Vũ Văn Mạnh - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc cho biết, để hoàn thành mục tiêu năm 2024 xã về đích NTM nâng cao, trong thời gian tới xã tập trung tuyên truyền, huy động các nguồn lực cùng chung tay hoàn thành các tiêu chí; qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Theo đó, sau 8 năm được công nhận xã đạt chuẩn NTM, diện mạo xã Vĩnh Phúc ngày càng có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên; đường làng, ngõ xóm trở nên sáng - xanh - sạch - đẹp; có nhiều mô hình phát triển kinh tế hay và điển hình; tổng mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 43,4 triệu đồng/năm… Từ kết quả đó xã đưa ra mục tiêu nâng cao các tiêu chí NTM với việc thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng từng tiêu chí để kịp thời củng cố, bổ sung, nâng cao chất lượng, không để xảy ra tình trạng tụt bậc các tiêu chí đã đạt được; xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra phương pháp tổ chức thực hiện, thời gian hoàn thành…
Tính đến nay xã Vĩnh Phúc đã đạt 8/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí NTM nâng cao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025. Các tiêu chí còn lại xã đang nỗ lực tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2023 gồm: Tiêu chí 1 quy hoạch; tiêu chí 2 Giao thông; tiêu chí 4 Điện; tiêu chí 6 Văn hóa, tiêu chí 7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; tiêu chí 10 Thu nhập; tiêu chí số 11 Nghèo đa chiều…
“Từ việc xác định rõ các tiêu chí trọng tâm để thực hiện NTM nâng cao, xã Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; tranh thủ huy động tối đa mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM nâng cao… Qua đó, quyết tâm về đích NTM nâng cao theo đúng lộ trình đã đề ra” - ông Vũ Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc cho biết.
Theo ông Dũng, xác định phát triển kinh tế là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí NTM, xã Vĩnh Phúc tập trung đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ; rà soát quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp để sản xuất hàng hóa tập trung; hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng NTM và hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; huy động, lồng ghép, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ cho người dân trong sản xuất, sinh hoạt.
Để hoàn thành các chỉ tiêu khó, xã triển khai đồng bộ các giải pháp cho từng tiêu chí, như: Tiêu chí quy hoạch, xã phối hợp với cơ quan chuyên môn hoàn thiện quy hoạch khu trung tâm xã, thôn và khu vực trồng cây ăn quả theo vùng, phấn đấu cuối năm 2023 được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã Vĩnh Phúc tầm nhìn năm 2040. Tiêu chí thu nhập với nhiệm vụ tổng mức thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 51 triệu đồng, tập trung chỉ đạo nhân dân đầu tư chăm sóc các loại cây trồng, tăng vụ, tái đàn chăn nuôi, phát triển thương mại dịch vụ; triển khai các giải pháp liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động.
"Ở tiêu chí 11, xã phấn đấu giảm 85 hộ nghèo và đưa số hộ nghèo của xã giảm xuống còn 112 hộ vào cuối năm 2023; áp dụng khoa học kỹ thuật để các hộ nghèo phát triển kinh tế…”- ông Vũ Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc nhấn mạnh.
“Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương”
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làng -
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ -
Đổi mới trên quê hương Nho Quan -
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP
- Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa
- Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết