Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Bị thư Chi bộ người Dao gương mẫu, làm kinh tế giỏi

Dương Thị Bích - 15:58 10/08/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Bí thư Chi bộ Đặng Đình Điện (người dân tộc Dao, sinh năm 1952, ở bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) là tấm gương sáng trong phong trào nông dân thi đua sản xuất làm kinh tế giỏi.

Bí thư Chi bộ quyết tâm vượt khó, thoát nghèo

Câu chuyện vượt khó thoát nghèo của người Dao ở Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được bắt đầu từ hơn 50 năm trước khi có chính sách định canh, định cư, đưa đồng bào dân tộc xuống núi ổn định đời sống. Rời động Bương, động Lìm, bà con cũng bỏ dần những hủ tục để học cách làm kinh tế mới…

Tân Lập là xã vùng cao của huyện Thanh Sơn, đại đa số dân cư là đồng bào dân tộc Dao. Với diện tích tự nhiên hơn 3.246 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm xấp xỉ 2.203 ha, xã có nhiều tiềm năng là phát triển kinh tế đồi rừng.

Ông Đặng Đình Điện cho hay, hơn 50 năm trở về trước, khu vực này chủ yếu là rừng cây tạp, chưa có đường đi, từ trung tâm xã vào Hạ Thành phải đi bộ, lội suối, len lỏi qua những vạt rừng cả tiếng đồng hồ. Trước năm 1970 do phong tục tập quán bản sắc của người Dao du canh du cư thường ở trên các sườn núi cao, cuộc sống vô cùng khó khăn nghèo đói, lạc hậu. Năm 1971 dưới sự kêu gọi của chính quyền ủy ban nhân dân xã Tân Lập về chính sách định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Gia đình ông và bà con người Dao đã xuống định canh định cư tại bản Hạ Thành. Sau này được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, năm 1994 bản có trường học, 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường. Đến năm 1996, bản có nước sạch. Năm 2002, các trục đường chính được mở, tạo điều kiện cho xe máy, ô tô vào tận bản; năm 2004 thì có điện lưới quốc gia. Cuộc sống của dân bản dần được cải thiện.

Cái đói, cái nghèo ở thôn bản là động lực để ông Điện quyết tâm phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Từ vốn đất đồi rừng  sẵn có cùng sức lực của hai vợ chồng ông Điện quyết định phát triển nông, lâm nghiệp tập trung chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp với mô hình VACR sau đó mở thêm dịch vụ kinh doanh  hàng  tạp hóa. Để có kiến thức làm kinh tế, ông Điện đã tích cực tham gia vào các buổi tập huấn của  Phòng Nông nghiệp và Hội Nông dân huyện tổ chức về ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào nông nghiệp,  lâm nghiệp ngăn ngừa dịch bệnh cho gia súc cũng như kinh nghiệm kinh doanh.

Bí thư Chi bộ Đặng Đình Điện là người tiên phong xây dựng kinh tế mới ở Hạ Thành. Ảnh Thái Linh

Gia đình ông bắt đầu chăn nuôi và trồng trọt từ năm 1992, ban đầu chỉ với quy mô nhỏ. Đến nay, ông đã mở rộng quy mô sản xuất nuôi 300 con gà mỗi lứa cho thu nhập 100 triệu đồng/năm. Về trồng trọt, ông Điện mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, từ năm 2010 ông Điện mở thêm cửa hàng tạp hóa phục vụ bà con trong bản. Đến nay, gia đình Ông đã  trồng 8 héc - ta rừng keo, trồng 250 gốc bưởi Diễn, nuôi  2 mẫu  ao cá, mở thêm 2 xưởng sản xuất gỗ ép, doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng/năm. Cuộc sống gia đình ông trở nên ổn định hơn, trở thành một trong những hộ dân có điều kiện kinh tế vững chắc tại địa phương.

Bí thư chi bộ Đặng Đình Điện nay lại trở thành tấm gương đi đầu, mạnh dạn ứng dụng, thí điểm các mô hình làm kinh tế mới, chia sẻ cho bà con cách giữ rừng, làm giàu từ vườn rừng. Gần 30 năm làm Bí thư Chi bộ, ông Điện chưa bao giờ mệt mỏi, khi bản người Dao đã phát triển ổn định, nông sản ngày càng nhiều, ông bàn với gia đình vay vốn ngân hàng làm xưởng ép gỗ. Hiện hai xưởng gỗ là nơi thu mua nông sản, tìm được thị trường ổn định và tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương. “Rất mừng là sau nhiều năm hạ sơn, đời sống của bà con người Dao đã khấm khá hơn nhiều. Nhà nghèo nhất cũng có thu nhập 20 triệu đồng/người/năm; nhà khá giả hơn thì 100 triệu đồng”, ông Điện cho biết.

Đảng viên đi trước

Bên cạnh việc làm kinh tế giỏi ông Điện rất nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể. Năm 1990 ông  được Đảng ủy xã Tân Lập kết nạp vào hàng ngũ của Đảng, năm 1995 ông được các Đảng viên trong bản tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ bản Hạ Thành. 25 năm làm Bí thư Chi bộ, ông tích cực làm công tác thôn bản, vận động tuyên truyền bà con trong bản thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước như phát triển kinh tế, phổ biến giáo dục … không tảo hôn trong cộng đồng.

Ông Điện  đã tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, tích cực vận động bà con trong bản đổi mới cách nghĩ, cách làm và phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. Vốn là hộ có kinh tế khá giả nhất trong bản nên ông cũng tham gia hỗ trợ cộng đồng bằng hình thức chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi. Riêng năm 2017, ông đã giúp vốn cho 2 hộ trong thôn để chăn nuôi và làm  dịch vụ 24 triệu đồng mua con giống trong chăn nuôi.

Năm 2010, khi nhận thấy một số địa phương trên địa bàn huyện đưa cây bưởi diễn vào trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Đặng Đình Điện đã mạnh dạn phá bỏ một số cây trồng kém hiệu quả trên đất đồi của gia đình và cải tạo đất để chuyển sang trồng thử nghiệm bưởi Diễn với diện tích 3 ha. 

Nhờ tích cực chăm sóc, sau hơn 5 năm đã cho thu hoạch và mang lại thu nhập cho gia đình. Từ chỗ chỉ có 3 ha bưởi Diễn, đến nay, gia đình ông đã nhân rộng diện tích lên hơn 5 ha. Ngoài ra ông còn trồng 7 ha rừng keo kết hợp chăn nuôi trâu, bò. Từ hiệu quả mà cây bưởi Diễn mang lại cho gia đình, ông Điện đã vận động người dân trong bản đưa vào trồng ở những diện tích đồi kém hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập. Nhờ vậy, đến nay toàn bản có 19 ha bưởi Diễn. Là một bản trước đây chỉ độc canh cây lúa  nước trên ruộng bậc thang và trồng cây công nghiệp không đem lại kinh tế ,đến nay bà con bản Hạ Thành đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. 

Hiện toàn bản có nhiều gia đình khá giả, thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/năm, có hộ thu nhập 100 triệu đồng/năm như hộ ông Lê Văn Minh. Từ chỗ 80% hộ nghèo đói năm 2010 đến nay bản chỉ còn 30% hộ nghèo, bình quân thu nhập đầu người đạt 26,7 triệu đồng/người/năm; 80% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Ngoài ra, ông Điện còn tích cực vận động bà con bỏ tập tục văn hóa lạc hậu, đến nay 100% số hộ làm chuồng trại cách xa nhà ở, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% số hộ trong bản ký cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện nếp sống văn hóa mới. Bản đã xây dựng được hương ước quy định cụ thể về nếp sống văn hóa mới, được bà con nhân dân đồng thuận và thực hiện nghiêm túc. Giờ đây đời sống bà con bản Hạ Thành đã có nhiều khởi sắc, kinh tế từng bước phát triển.

Ông Ngọc Văn Hoàn – lãnh đạo xã Tân Lập cho biết: “Ông Đặng Đình Điện là một trong những người làm Bí thư Chi bộ lâu nhất ở xã Tân Lập, ông Điện rất gương mẫu trong việc tham gia các công việc chung của xã, trong đó gia đình ông Điện là một trong những gia đình làm kinh tế giỏi. Với những nỗ lực đó, nhiều năm liền ông Đặng Đình Điện đã được Đảng bộ Tỉnh tặng Bằng khen đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác. Đặc biệt, năm 2018, ông vinh dự là 1 trong 2 Bí thư Chi bộ của huyện Thanh Sơn được tham dự Hội nghị biểu dương nông dân làm kinh tế giỏi của tỉnh. Tới đây, ông là đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết phong trào ”Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” giai đoạn 2017 – 2022 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

 

Trồng nhãn, nuôi yến thành tỷ phú, giúp nhiều hội viên thoát nghèo
(Tapchinongthonmoi) Cũng như nhiều nông dân khác, hành trình đến với nghề nông của ông Phạm Ngọc Thân, ở thôn 4, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk từ hai bàn tay trắng. Nhưng bằng sự năng động, sáng tạo ông đã mở ra hướng phát triển kinh tế và làm giàu. Từ mô hình kinh tế trang trại đã giúp cho nhiều hội viên nông dân học hỏi và vươn lên.