Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Nông dân Đồng Nai được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

13:05 30/12/2021 GMT+7
Năm 2016, tỉnh Đồng Nai xếp hạng 9, đến năm 2020 xếp hạng 5 trên tổng số 63 tỉnh thành cả nước. Mặc dù có sự tăng trưởng nhưng về tổng quan thì vẫn còn chênh lệch xa so với TP.HCM, Hà Nội.

“Từ chụp ảnh, đưa thông tin lên sàn, thậm chí xuống tận nơi làm thay cho người dân nông dân. Bước đầu phải thuyết phục rất nhiều”. Đây là chia sẻ của đại diện Bưu điện tỉnh Đồng Nai về khó khăn trong triển khai thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, tại Hội thảo Ra mắt sàn thương mại điện tử và Toàn cảnh thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai năm 2021 được tổ chức sáng ngày 29/12.

Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai Nguyễn Chí Phương (Ảnh: Duy Phương)

Ông Nguyễn Chí Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cho biết: Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có khoảng 450 website tổng hợp thông báo bán hàng, hơn 1.000 hồ sơ được duyệt của các tổ chức, cá nhân, thương nhân. Ngoài ra, có 3 ứng dụng bán hàng và 8 website cung cấp dịch vụ được Bộ Công Thương xác nhận.

Theo ông Phương, chỉ số đánh giá về thương mại điện tử của tỉnh Đồng Nai có sự phát triển qua các năm gần đây. Năm 2016, tỉnh Đồng Nai xếp hạng 9, đến năm 2020 xếp hạng 5 trên tổng số 63 tỉnh thành cả nước. Mặc dù có sự tăng trưởng nhưng về tổng quan thì vẫn còn chênh lệch xa so với TP.HCM và Hà Nội. Do đó, ông Phương đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ kết nối với các sàn thương mại điện tử các địa phương, với hệ thống xuất khẩu của cả nước.

Bà Dương Thị Việt Hương - Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Duy Phương)

Bà Dương Thị Việt Hương – Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Đồng Nai cho biết: Bưu điện tỉnh là đơn vị hợp tác với Sở Công thương tỉnh để kết nối các sản phẩm của hợp tác xã, hộ kinh doanh đưa lên sàn thương mại điện tử. Bà Hương đánh giá bước đầu triển khai rất khó khăn, vì người nông dân chưa biết sản phẩm khi lên sàn thương mại điện tử sẽ thế nào. Từ việc chụp ảnh, đưa thông tin lên sàn, rồi kết nối giao dịch phải được tập huấn, thậm chí xuống tận nơi để làm thay cho người nông dân, phải thuyết phục rất nhiều thì mới đạt hiệu quả./.

Theo VOV

Tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử
“Gần 60 biên bản ghi nhớ thu mua nông sản của 50 doanh nghiệp lớn đã được ký kết tại hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà và các nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang năm 2021” vừa diễn ra vào ngày 11/11 tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.