Chàng cử nhân về quê làm giàu
Với tình yêu đất, yêu cây, chàng trai cử nhân khoa cơ khí ô tô, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trương Duy Thiết sinh năm Nhâm Tý (1972), ở xã Việt Cường, huyện Yên Mỹ đã thành công với mô hình trồng cam đường Canh mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Căn quả của gia đình anh Thiết, chúng tôi dường như bị choáng ngợp bởi bạt ngàn những gốc cam thẳng tắp, đều đặn được gia đình anh dày công vun xới.
Anh Thiết cho biết: Có được cơ ngơi như bây giờ, anh bắt đầu khởi nghiệp từ 2,6 sào đất trồng cam. Khi bắt tay vào làm thì vừa làm vừa rút kinh nghiệm và tích lũy thêm kiến thức từ sách, báo; đồng thời anh được tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân tổ chức và được tham quan nhiều mô hình trồng cam có hiệu quả trong và ngoài tỉnh…
Nhờ sự kiên trì và chịu khó, đến nay anh Thiết đã mở rộng diện tích trồng cam đường canh lên tới 4ha. Năm 2019 vườn cam của gia đình anh cho thu 30 tấn, với giá bán tại vườn là 40.000 đồng/kg, dự kiến gia đình anh thu trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập và đáp ứng với nhu cầu thị trường, gia đình anh còn trồng 2 mẫu cây giống, với giá bán hiện tại là 40.000đồng/cây, mỗi năm gia đình anh thu được trên 600 triệu đồng.
Chia sẻ về cách trồng cam canh cho năng suất cao, theo anh Thiết: Để cây cam canh cho hiệu quả kinh tế cao, ít bị rụng quả, người trồng nên tiện gốc của cây khi cây bắt đầu rụng hoa. Thời gian tiện tầm khoảng vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Bên cạnh đó, mỗi tháng nên phun thuốc chống nhện đỏ, rệp một lần. Về mùa đông có thể phun thêm thuốc chống sương cho cây nhằm đảm bảo chất lượng quả. Bên cạnh đó, cần đảm bảo dinh dưỡng cho đất trồng bằng cách bón phân lân, tần suất bón từ 2 – 3 tháng/lần.
Vườn cam của anh trồng rất quy mô, hàng cách hàng, cây cách cây 2x2m, được tưới nước bằng hệ thống tưới tự động. Ngoài nước tưới và phân bón, theo kinh nghiệm cổ truyền, anh còn dùng phân gà ủ, đậu tương lên men để tưới cho cam, tăng độ ngọt cho trái.
Anh Thiết cho rằng: “Cây cam Canh có điểm đặc biệt là muốn cây có trái, phải biết được kỹ thuật “bắt” như xắn rễ, khoanh vỏ đúng thời điểm. Nếu không làm đúng, cây hầu như không ra trái”. Chính bởi vậy, anh đã học được kỹ thuật ép cây ra trái và dựa trên kỹ thuật cơ bản tìm ra cách xử lý cam ra trái vụ. Ngoài ép cây ra trái vụ, nghiên cứu kỹ về chế độ nước, phân bón, anh Thiết còn đang xử lý “ép” size trái cam, để đạt chuẩn 7 trái/kg, loại size phù hợp nhất với cam Canh, đảm bảo vỏ mỏng, ít hạt mà vẫn mọng nước.
Với diện tích đất khu vườn khá rộng, trang trại trồng cam canh của gia đình anh đã tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 150.000 đến 350.000đồng/người/ngày; và khi vào vụ cam gia đình anh thường xuyên thuê 18 lao động. Bên cạnh đó, gia đình anh còn thường xuyên phổ biến kỹ thuật trồng cam canh, bưởi diễn cho nhiều bà con trong vùng, tạo điều kiện tham quan mô hình cho nhiều hội viên nông dân.
Khởi nghiệp từ 2,6 sào vườn trồng cam đến nay anh Thiết đã mở rộng diện tích trồng cam đường canh lên tới 4ha. Năm 2019 vườn cam của gia đình anh cho thu 30 tấn, với giá bán tại vườn là 40.000 đồng/kg, dự kiến gia đình anh thu trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập và phù hợp với nhu cầu thị trường, gia đình anh còn trồng 2 mẫu cây giống, với giá bán hiện tại là 40.000 đồng/cây, mỗi năm gia đình anh thu được trên 600 triệu đồng.
Bài, ảnh: Hoàng Hằng
-
Hành trình “xây” kênh Youtube triệu view của anh nông dân Bắc Giang -
Chàng trai 9X trồng nho Hạ Đen, vừa bán quả vừa... "bán" hình ảnh -
Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong sinh viên ngành Nông nghiệp -
Người đưa tỏi Lý Sơn vượt sóng ra thế giới
- Chàng thanh niên khởi nghiệp từ mô hình trồng bí xanh
- Kiến tạo vùng đất đáng sống từ quyết định “ngược đời”
- Nuôi vịt biển thu về “triệu đô” mỗi năm
- Nuôi giun quế giúp xử lý chất thải chăn nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao
- Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao
- Mong ước giúp nhà nông "rảnh tay" khi chăm sóc cây trồng
- Doanh nhân xứ Quảng truyền cảm hứng khởi nghiệp
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội