Đầu Xuân, về Đông Môn nghe ca trù
Giữa sân đình Đông Môn, bên gốc đa cổ thụ, nhịp phách hòa quyện cùng tiếng đàn trầm bổng và giọng hát ngân nga của những ca nương “nhí”…
Làng Đông Môn (xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) được biết đến như cái nôi của ca trù vùng Duyên hải Bắc Bộ. Nơi đây không chỉ có Phủ Từ thờ tổ nghề ca trù mà còn từng là một giáo phường ca trù lớn trong vùng với những kép đàn, đào nương nổi tiếng. Suốt 2 thế kỉ qua, ca trù như đã ngấm vào máu thịt của người Đông Môn.
Giữa sân đình Đông Môn, bên gốc đa cổ thụ, nhịp phách hòa quyện cùng tiếng đàn trầm bổng và giọng hát ngân nga của những ca nương “nhí” không làm mất đi vẻ đẹp đằm thắm của làng quê Bắc Bộ. Nhiều năm qua, Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn đã phát hiện và đào tạo được hàng chục ca nương thành danh và khơi lên ngọn lửa đam mê, tình yêu ca trù trong thế hệ trẻ của làng.
Đỗ Thị Yến và Nguyễn Kim Ngân, đều là học sinh trường Tiểu học Hòa Bình 2 luôn mong chờ đến chiều thứ 7 hàng tuần để được đến đình làng học hát ca trù.
Một em học sinh chia sẻ: “Sau khi sinh hoạt ở câu lạc bộ được 3 tháng, em đã biết gõ phách và hát những câu hát đơn giản. Em rất thích nghe hát ca trù, được ông, bà nói về lịch sử ca trù của làng Đông Môn và em muốn tiếp nối truyền thống ca trù này”.
Ca trù xuất hiện ở Đông Môn từ cách đây hơn 200 năm. Sử sách ghi lại rằng, người đưa ca trù về Đông Môn là cụ Tô Tiến, trùm phường của một giáo phường ca trù ở Kinh Môn (Hải Dương). Mong muốn phát triển nghệ thuật ca trù ở Đông Môn nên cụ đã xin phép các giáo phường ca trù lớn, đưa chân nhang của Nhị vị Thánh sư Ca Công là Đinh Dự Đại vương và Mãn Đường Hoa công chúa, 2 vị tổ nghề ca trù, về thờ tại Phủ từ làng Đông Môn và đào tạo nên nhiều kép đàn, đào nương giỏi của vùng.
Những năm 40 của thế kỷ trước, ca trù rất hưng thịnh tại Đông Môn với hàng chục giáo phường do các gia đình, dòng họ tự thành lập.
Kép đàn Tô Văn Tuyên, người vừa đạt giải thưởng “Kép đàn tài năng” trong Cuộc thi Ca trù toàn quốc năm 2018, hậu duệ của cụ Tô Tiến, kể: “Ngày xưa, người Đông Môn nhà nào cũng cho con cái đi học hát ca trù, kiếm sống bằng nghề hát ca trù. Đi đến đầu làng đã nghe tiếng đàn, tiếng phách lách cách. Những nghệ nhân ở Đông Môn đã từng đi nhiều nơi để mở những ca quán lớn, như: Cụ Chín đã từng vào Sài Gòn, lên Hà Nội… và có rất nhiều nghệ nhân có giọng hát hay, đàn giỏi”.
Đất nước có chiến tranh, người dân làng Đông Môn tạm gác tình yêu ca trù để cùng nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Đến khoảng năm 1992-1993, nghệ thuật ca trù dần được khôi phục. Những nghệ nhân có công hồi sinh ca trù ở Đông Môn như các cụ Tô Nghị, Tô Thị Chè, Nguyễn Thị Chín, Trần Trọng Quế, Trần Bá Sự… đa phần đã về với tổ tiên, nhưng hôm nay lớp lớp ca nương, kép đàn vẫn bừng cháy đam mê và tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của quê hương.
Vào ngày giỗ của Nhị vị Ca Công hay những ngày lễ Tết, đầu Xuân, ca trù vẫn được diễn xướng với những nghi lễ truyền thống tại sân đình Đông Môn. Ca trù cũng được biểu diễn trong những sinh hoạt cộng đồng của người dân Đông Môn và cả trong trường học.
Ca nương Trịnh Thị Hoài Nam, hiện là giáo viên trường Tiểu học Hòa Bình 1 là một trong những người trực tiếp truyền dạy ca trù cho các em học sinh: “Trường ở gần Đền và được sự quan tâm của Ban Giám hiệu cũng như lãnh đạo cấp trên, nên trường có nhiều hoạt động như sắp tới đây, trường có một chuyên đề cấp huyện về giữ gìn và bảo tồn bộ môn nghệ thuật này. Trong các cuộc văn nghệ của nhà trường, 20/11, 8/3… các cháu cũng mang tiết mục của mình lên sân khấu biểu diễn”.
Trong những kỳ liên hoan ca trù toàn quốc hay khu vực, Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn luôn dành được những giải thưởng cao. Thế nhưng tâm huyết, mong muốn của những nghệ nhân, những đào nương, kép đàn của Đông Môn là ca trù không chỉ “sống lại” mà thực sự phát triển ở Đông Môn.
Ca nương Phạm Thị Liên luôn day dứt: “Đây là bộ môn nghệ thuật truyền thống của người Đông Môn, từ trong nhận thức sâu thẳm của người Đông Môn luôn có ý thức giữ gìn. Thế nhưng, nghệ thuật này rất kén người nghe, kén người học nên phần nào chưa thực sự phát triển tốt được, mới ở mức độ bảo tồn thôi. Mong muốn là có cơ chế phù hợp, sự quan tâm ở mức độ phù hợp với các nghệ nhân yên tâm giữ nghề, giữ lửa cho làng”.
Ca trù trường tồn trên mảnh đất Đông Môn không phải chỉ bởi nó đã ngấm vào máu thịt của con người nơi đây mà đã trở thành một thành tố văn hóa quan trọng của vùng đất này. Ca trù không chỉ chứa đựng những đặc điểm, tư duy, thẩm mỹ của người dân Đông Môn mà còn góp phần hình thành nhân cách con người, nhân lên những nét đẹp trong tâm hồn của con người nơi đây./.
(Theo VOV)
-
Thưởng thức trọn vẹn và độc quyền 3 mùa giải Cúp châu Âu trên TV360 -
Quảng Ngãi: Khai mạc Lễ hội áo dài và Chung kết Đại sứ áo dài bản sắc Việt Nam 2024 -
Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Góc nhìn từ xã hội xưa và soi chiếu vào hiện tại -
Những quốc gia và vùng lãnh thổ đón Năm mới 2024 sớm nhất thế giới
- Chương trình tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2023 với chủ đề “Vinh quang trí tuệ bàn tay vàng – Tự hào thương hiệu Việt Nam”
- Mavin đồng hành cùng BIDV mang Tết ấm cho người nghèo
- Bà Rịa-Vũng Tàu họp báo công bố sự kiện Dấu ấn Hè 2023
- Liên hoan Âm nhạc toàn quốc: Biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc
- Khai mạc “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 2 tại thành phố Huế
- Những điều thú vị về loài mèo
- Danh nhân nước Việt tuổi Mão
-
Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chungTheo Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp bộ máy).
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lýTheo ý kiến chuyên gia, nếu sự hi sinh quyền lợi cá nhân là điều cần thiết để cải cách bộ máy hành chính, thì điều quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý. Cán bộ, công chức, viên chức không chỉ hy sinh vì lợi ích của tập thể mà phải cảm nhận được sự công bằng và sự chăm lo từ phía Nhà nước.
-
Thị trường chứng khoán có cú đảo chiều ngoạn mụcTuần trước, VN-Idex đã có tuần giao dịch đầy biến động với điểm nhấn là phiên tăng mạnh ngày 5/12/2024. Đây là phiên tăng điểm bứt phá đầu tiên với thanh khoản đột biến sau hơn 10 phiên giao dịch từ nỗ lực hồi phục và tạo đáy đầu tiên. Sắc xanh lan tỏa và dòng tiền tham gia mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành. Khối ngoại đảo chiều mua ròng, đồng pha với diễn biến tích cực của chỉ số trong ngắn hạn.
-
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt NamTheo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
-
Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng bộ, ngành, địa phương.
-
Những lưu ý về xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao độngĐể giúp người lao động có kiến thức hiểu biết về một số luật trong lao động khi làm việc tại các Công ty. Chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số câu hỏi của các bạn đọc gửi về Tạp chí Nông thôn mới như sau:
-
Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam vào thị trường Mỹ, dự kiến sản phẩm sẽ "bay" sang Mỹ ngay trong năm 2025.
-
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng NgãiĐể khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như tạo điều kiện giúp bà con học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai), tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình vườn mẫu trên địa bàn toàn huyện.
-
Bón phân Văn Điển – giải pháp âm thầm vun đắp giá trị cho cây “vàng đen tỷ đô” ở Tây NguyênTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội