
Đây là diện tích vườn cây đã già cỗi, năng suất thấp lại bị nhiễm bệnh chất lượng kém. Hơn nữa, trong một thời gian dài vừa qua, đầu ra trái thanh long bấp bênh do xuất khẩu gặp khó khăn. Có thời điểm giá trái thanh long ruột đỏ chỉ còn 3.000 - 5.000 đồng/ kg. Hiện nay, dù nghịch vụ phải “xử lý” cây mới ra hoa nhưng giá trái thanh long chỉ ở mức hơn 10.000 đồng/kg, nhà vườn không có lãi.
Vườn cây thanh long tại tỉnh Tiền Giang gặp cảnh bấp bênh về đầu ra.
Sau khi đốn bỏ vườn thanh long, rất ít nông dân trồng lại cây này mà chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác như: dừa xiêm, mít hay trồng cỏ nuôi bò. Ông Nguyễn Văn Năm, nông dân xã Đăng Hưng Phước huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cũng như nhiều người trồng cây thanh long có ý định phá bỏ hết vườn cây đang lúng túng không biết trồng lại cây gì.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, hiện nay nhà vườn địa phương tiếp tục đốn bỏ vườn cây thanh long. Trong đó chỉ riêng huyện Chợ Gạo đã có khoảng 500 ha cây thanh long bị phá bỏ, tập trung nhiều ở xã Tân Thuận Bình, Quơn Long, Đăng Hưng Phước, Thanh Bình.
“Tôi bây giờ phá vườn không biết trồng lại cây gì. Tôi muốn nuôi bò vì nghe nhiều người nói trồng dừa nhiều sau này đầu ra không có nên mình thất thu luôn. Trái thanh long này chế biến nước giải khát được, đầu ra sẽ ổn. Nhưng nước ép chỉ giải quyết được một số thôi, do lượng nhiều không giải quyết hết được” - ông Năm chia sẻ.
Đến nay, nông dân tỉnh Tiền Giang đã trồng hơn 9.500ha cây thanh long thương phẩm, tập trung nhiều ở huyện Chợ Gạo. Trong 5 năm qua, khi thực hiện đề án, diện tích cây thanh long tăng hơn 4.300ha, cho sản lượng gần 237.000 tấn. Thời gian qua, trái thanh long ở tỉnh Tiền Giang xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 85%.
Gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đầu ra trái thanh long gặp khó khăn, có thời điểm giá sụt còn vài nghìn đồng/kg. Hiện, tỉnh Tiền Giang có hơn 500 ha thanh long bị phá bỏ do cây già cỗi kém năng suất, hiệu quả kinh tế không cao để chuyển sang cây trồng khác.
Cây mít đang thay thế cây thanh long kém hiệu quả.
Các ngành chức năng và doanh nghiệp thu mua trái thanh long khuyến cáo nông dân phải hết sức bình tĩnh không nên vội vàng phá bỏ hay không chăm sóc cây. Bởi thị trường tiêu thụ trái thanh long đang có khởi sắc, giá tăng lên. Giá thanh long ruột đỏ tại vườn đang ở mức 14.000 - 16.000 đồng/kg; ruột trắng từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, tăng 3 - 4 lần so với tháng trước.
Vấn đề cần quan tâm là nông dân cần tổ chức lại sản xuất cây thanh long, nên tham gia vào các Hợp tác xã, tổ hợp tác bởi sản xuất riêng lẻ, manh mún tiêu thụ rất khó; đồng thời cần nhân rộng mô hình VietGAp, Global GAP. Về phía ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục cùng với chính quyền, các hợp tác xã, hỗ trợ nông dân địa phương tập trung nâng cao về chất lượng sản phẩm và giải quyết đầu ra sản phẩm để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.
Theo VOV
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”
-
Tự tin làm giàu từ nuôi lợn đen
-
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU
-
Cây mơ vàng giúp nông dân Bắc Kạn làm giàu
- Nông dân nuôi trồng thuỷ sản Bắc Giang “nhàn nhã” từ khi có công nghệ trong tay
- Cuộc sống nông dân sau ngày Thống nhất: "Được như hôm nay là quá tốt”
- Tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP giai đoạn 2023-2025
- Niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển miền Trung
- Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói
- Dám nghĩ, dám làm trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nuôi vịt
- Đảm bảo giá trị để ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững
-
Bộ trưởng Tô Lâm: Không ai được giữ thẻ căn cước của dân, ngoại trừ phục vụ điều traViệc sử dụng thẻ căn cước sẽ được quy định rõ: Không cơ quan, đơn vị nào có quyền giữ thẻ của người dân, mà chỉ được sử dụng thông tin trong căn cước, ngoại trừ các cơ quan công an phục vụ cho điều tra.
-
Thủ tướng phát động phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tậpTheo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta phải chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tạo động lực, truyền cảm hứng để nhà nhà học tập, người người học tập, xã hội học tập, cả nước học tập, "chứng minh dân tộc ta, đất nước ta không thua kém bất cứ đất nước nào, dân tộc nào trên thế giới".
-
Cách cấp cứu ban đầu đúng cách với trẻ bị đuối nướcChỉ trong 6 ngày từ 30/5– 4/6/2023, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận 7 trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch do đuối nước tại bể bơi và ao hồ. Trong đó, có 3 trẻ ngừng tim kéo dài và 4 trẻ suy hô hấp nguy kịch. Điều đáng nói, trong số 7 trẻ chỉ có duy nhất 1 trẻ được hồi sức ban đầu đúng cách.
-
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đối thoại với nông dânNgày 9/6, tại tỉnh Trà Vinh, UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữ Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân tỉnh Trà Vinh năm 2023.
-
HND TP Tuyên Quang: Nhiều giải pháp thiết thực, sát với hội viên trong nhiệm kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 2 ngày 08-09/6/2023, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Nông dân thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
-
Trao giải Diên Hồng lần thứ nhấtLễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ nhất-năm 2023 diễn ra trọng thể vào tối nay (9/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt -Xô, Hà Nội.
-
Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XVThứ Sáu, ngày 9/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 16 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
-
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mớiChiều 9/6, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc Đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam họp Phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Theo Quyết định số 103-QĐ/TW, ngày 7/4/2023 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo này được thành lập với 21 thành viên do Chủ tịch nước làm Trưởng ban.
-
Thúc đẩy thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Tư duy kinh tế nông nghiệp sẽ dẫn dắt người nông dân sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp của người nông dân đã làm cho quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu.
-
Luật Đất đai (sửa đổi): Cần làm rõ hơn phương pháp xác định giá đấtQuy định trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi về phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường chưa thực sự rõ ràng, chưa đưa ra được nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Huyện Củ Chi phát triển du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp công nghệ cao
-
4 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
5 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung