
Từng bước mở rộng quy mô, khẳng định chất lượng
Sau nhiều ngày liên lạc không thành, phải quá trưa ngày cuối tháng 8 phóng viên mới liên lạc được với nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Nguyễn Thị Khang. Bà Khang năm nay 54 tuổi, sống tại huyện Bắc Quang (Hà Giang).
Bà hiện là Giám đốc của Hợp tác xã Hải Phong, hợp tác xã chuyên sản xuất, cung cấp thực phẩm bản địa của địa phương.
Là phụ nữ dân tộc Mông, gia đình vốn có truyền thống làm sản phẩm cổ truyền địa phương nên từ trẻ bà Nguyễn Thị Khang đã nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp và lập HTX. “Sinh ra ở vùng đất nhiệt đới, địa phương có rất nhiều sản vật, nông sản ngon, ví dụ như: Gạo Séng Cù; thịt lợn đen, bánh chưng gù... nên tôi mong muốn sẽ góp nhặt lại để có thể mang sản phẩm này ra cho nhiều người ở nhiều vùng miền được thưởng thức”, bà Khang nói.
Bà Khang cho biết, mô hình sản xuất của HTX là mô hình chế biến thực phẩm khép kín. HTX tự chăn nuôi, trồng trọt và thực hiện thêm các liên kết để thu nhập nguyên liệu sạch. Các sản phẩm chủ lực của HTX là thịt trâu gác bếp; bánh chưng gù; giò chả, xúc xích cốm...
Hiện tại HTX đã có 10 sản phẩm OCOP. Quy trình chế biến thực phẩm đều được kiểm nghiệm đánh giá đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, ngoài việc tự sản xuất nguyên liệu thì HTX Hải Khang còn có vùng liên kết để cung cấp nguyên liệu. HTX có: Đàn lợn có quy mô lên tới 1.000 con; đàn trâu quy mô cũng lên tới gần 500 con. Về quy hô HTX có 6 hộ liên kết với 10 nông dân, trong đó có 2 hộ liên kết trồng lúa nếp, và làm cốm, có 3 đơn vị nuôi gà và trâu.
Tuy chủ động về vùng nuôi trồng, liên kết nông dân nhưng có thời điểm đơn đặt hàng tăng cao, HTX vẫn phải thu mua thêm nguyên liệu từ bà con nông dân trong vùng. Tuy nhiên việc này được làm thận trọng, theo quy trình.
“Với lợn, chúng tôi thường thu mua về cơ sở sau đó tự nuôi tiếp để kiểm soát chất lượng thịt, loại bỏ hàm lượng thuốc kháng sinh, hay thuốc tăng trọng nếu có trong con lợn đó, sau đó mới đưa đi giết mổ”, bà Khang chia sẻ.
“Đến nay sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, quy mô sản xuất của HTX ngày càng rộng hơn. HTX có 13 lao động làm việc thường xuyên, ngoài ra còn có hàng chục lao động tự do làm các công việc thời vụ như: chăn nuôi; đóng gói; thị trường... Vào thời gian cao điểm HTX còn thuê từ 30-50 lao động thời vụ. Thu nhập của lao động thời vụ có thể rơi vào từ 6 -12/triệu đồng người/tháng. Thậm chí có lao động 1 ngày còn làm được từ 1-2 triệu đồng/ngày vào dịp Tết”, bà Khang nói.
Trải qua quá trình dài, xuất phát từ ý tưởng muốn lưu giữ những sản phẩm truyền thống của gia đình, nhưng sau hơn chục năm xuất hiện, HTX Hải Khang đã dẫn đầu các HTX ở Hà Giang trong việc làm kinh tế. Nhờ có sự cố gắng nỗ lực đó, thời gian qua người tiêu dùng càng ngày càng tin dùng các sản phẩm của Hải Khang. Khi nhắc đến du lịch Hà Giang là du khách lại nhắc tới thịt trâu gác bếp; bánh trưng gù...
Với tư cách là một chủ tịch HTX, giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Khang thường xuyên thức khuya, dậy sớm. Có lúc cao điểm phải làm việc lên tới 18-20 tiếng/1 ngày. Không chỉ đóng vai trò là người quản lý, bà Khang còn tham gia trực tiếp vào các khâu kiểm soát từ đầu ra, đầu vào của sản phẩm, khi sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng mới thôi.
Đối mặt với nhiều khó khăn thách thức
Mặc dù đạt được một số những thành tựu cơ bản nhưng HTX Hải Khang nói chung và giám đốc HTX nói riêng cũng từng chịu không ít khó khăn vất vả. Nói như vị giám đốc “có lúc ngỡ rằng mất trắng, làm không đủ ăn”.
Nhớ lại những quãng thời gian khó khăn, bà Khang không khỏi buồn lòng. “Năm 2029-2021 dịch Covid -19 đã khiến chúng tôi lao đao. Dù các sản phẩm của HTX là thực phẩm - mặt hàng thiết yếu nhưng việc tiêu thụ chậm đã làm giảm đáng kể doanh thu”.
Đó là chưa kể tới khoảng thời gian năm 2017-2018, HTX Hải Khang cũng đối mặt với đợt khủng hoảng trầm trọng do dịch tả lợn châu Phi gây ra. Hàng loạt các đàn lợn của HTX và đàn lợn trong diện liên kết bị chết. Thua lỗ có lúc lên tới hàng tỷ đồng.
“Khó khăn lớn nhất là thuê đất. Thời hạn thuê ngắn hạn, không đủ thời gian để tái tạo sản xuất, quay vòng sản xuất, tạo lợi nhuận. Hiện nay, chúng tôi đã có nhiều kiến nghị mong được địa phương và nhà nước quan tâm hơn”, bà Khang nói.
Mặc dù còn nhiều khó khăn xong qua nhiều năm phát triển, HTX đã xây dựng được nhiều sản phẩm có thương hiệu. “Sản phẩm của chúng tôi là các sản vật truyền thống của địa phương bắt buộc phải sản xuất thủ công, quy mô nhỏ chứ không thể mang ra sản xuất hàng hóa, đại trà. Ví dụ như: Thị gà đồi, thịt lợn đen... đây đều là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm này không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn mang lại thương hiệu cho huyện Bắc Quang nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung”.
Qua thời gian dịch bệnh HTX cũng rất lo lắng để có thể khôi phục sản xuất. Nhiều lần HTX cũng đã phải vay vốn tín dụng để đầu tư cho bà con, giúp bà con có động lực đảm bảo vùng nguyên liệu.
Để khắc phục những khó khăn, bà Khang đã tham gia rất nhiều lớp tập huấn, khởi sự kinh doanh, kinh doanh online, kế toán, lập phương án kinh doanh... theo chuỗi.
“Nhờ vậy mà tôi học được nhiều biện pháp sản xuất kinh doanh theo chuỗi cũng như cách tính toán rủi ro, đầu vào, đầu ra... làm gia tăng lợi nhuận”.
Chia sẻ về cảm xúc khi lần đầu tiên được nhận danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, bà Khang cho biết, bà khá tự hào khi biết sắp được tôn vinh với danh hiệu đặc biệt này.
Bà nói: Tôi cảm thấy càng phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng, mở rộng phát triển HTX quy mô, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tăng thu nhập cho bà con”.
Bà Khang cũng mong muốn được huyện, tỉnh, các cấp, ban, ngành tiếp tục có những nguồn hỗ trợ thêm cho các HTX nói chung và HTX Hải Khang nói riêng về: Giống; vốn tín dụng ưu đãi; đào tạo... để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sau 17 năm hoạt động, doanh thu của HTX ước đạt 14 tỷ/năm, có năm cao hơn được khoảng 15-16 tỷ. Lợi nhuận trước thuế đạt 15-10%, lợi nhuận sau thuế đạt được từ 10-13%.
- Khát vọng làm giàu từ biển, là “ông chủ” của 13 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
- Nông dân Sơn Tây đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để làm giàu
- Thu tiền tỷ từ trồng cây cảnh bonsai
- Cây lê VH6 ở Lào Cai được nông dân chọn làm cây xoá nghèo
- Nỗ lực góp phần nâng tầm thương hiệu chè xứ Tuyên
- Lai Châu phát triển trồng cây sâm dưới tán rừng
- Thu nhập khá từ nuôi gà xương đen ở Hà Giang
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung ĐôTối 30/9 tại quảng trường Hồ Chí Minh, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023) thành phố, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 – 2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Phát huy thế mạnh có nhiều điểm du lịch, đặc biệt nổi tiếng là khu du lịch Sa Pa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tận dụng lợi thế này tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn.
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dàiTrong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra hiện nay, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối nămTại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.
-
"Đưa nông dân Đắk Nông phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng" trong 5 năm tới.Ngày 29/9, tại tỉnh Đắk Nông, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp