Văn hóa tạo ra “sức mạnh mềm” cho phát triển vùng ĐBSCL
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch đã chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trước đó 3 tuần (vào ngày 3/11), dự thảo Quy hoạch đã được đưa ra lấy ý kiến tại hội nghị trực tuyến của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025. Đây là quy hoạch đầu tiên trong số 6 quy hoạch vùng của cả nước được hoàn thành, trình Hội đồng thẩm định.
Quy hoạch đã bổ sung cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước
Tại hội nghị, đại diện Tư vấn quy hoạch, Liên danh Haskoningdhv (Hà Lan) và GIZ (Cộng hòa Liên bang Đức) cho biết quy hoạch hướng đến năm 2050, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển là đồng bằng bền vững, là nơi đáng sống và làm việc; là điểm hấp dẫn du khách và nhà đầu tư. Trọng tâm của chiến lược phát triển vùng là “bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng, bảo vệ môi trường.”
Về phân vùng nước để hỗ trợ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, đại diện tư vấn cho biết, quy hoạch phân vùng theo độ mặn thành 3 vùng (vùng ngọt quanh năm, vùng chuyển tiếp ngọt-lợ, vùng mặn-lợ). Phân vùng theo sinh thái nông nghiệp thành 14 vùng, bao gồm 6 tiểu vùng trong vùng ngọt quanh năm, 5 tiểu vùng trong vùng chuyển tiếp ngọt-lợ, 3 tiểu vùng trong vùng mặn-lợ.
Đại diện cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trình bày báo cáo thẩm định, khẳng định Quy hoạch đã được xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu các nội dung chính về tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của thành viên Hội đồng Thẩm định quy hoạch và Hội đồng điều phối Vùng tại các cuộc họp trước. Theo đó, Bộ đã làm rõ hơn nội dung các phương pháp được áp dụng trong quá trình lập quy hoạch; bổ sung cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
“Tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, chủ động thích nghi, sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn, coi nước mặn, nước lợ là nguồn tài nguyên thiên nhiên theo Nghị quyết 120 của Chính phủ,” Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Cho ý kiến về vấn đề này, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng, các dự báo đều thấy tình hình nước biển dâng, ngập úng, xâm nhập mặn diễn ra ở cả vùng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân; nên cần làm rõ mức độ và cách xử lý.
Ông Đặng Kim Sơn đặt ra vấn đề: trong quy hoạch cần có quan điểm thích nghi hay khống chế trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ngập úng, nước biển dâng. Nếu thích nghi thì phải tăng tỷ trọng giao thông đường thủy, cần sự đột phá về cảng biển, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng tăng sản xuất thủy hải sản, cây trồng phù hợp. Còn nếu khống chế thì phải chủ động các giải pháp, học hỏi các mô hình như hệ thống đê bao của Hà Lan.
Vùng rất cần có cảng biển xứng tầm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tán thành đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thay vì sản xuất "phó mặc cho trời" như hiện nay, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng bày tỏ băn khoăn về câu chuyện đường ra quốc tế của các sản phẩm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải thông qua Thành phố Hồ Chí Minh trong khi hệ thống giao thông quá tải, các tuyến cao tốc như Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Cần Thơ hiện thường xảy ra tắc nghẽn.
"Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nhưng lại kết nối vào nút thắt cổ chai thì có nên không?," Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đặt vấn đề. Do đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất cần có cảng biển xứng tầm với tiềm năng phát triển của vùng, gắn kết với hệ thống đường bộ, đường thủy; logistics gắn với cảng biển.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thanh Nam đồng tình với việc tổ chức không gian nông nghiệp trên cơ sở các trung tâm động lực, định hướng.
Thứ trưởng Nam cho biết Bộ đang theo hướng xây dựng các trung tâm logistics, trung tâm cung ứng nông sản xuất khẩu. Bên cạnh đó là trung tâm cơ giới hóa động lực của vùng, đây là nơi vừa đào tạo, vừa sáng chế và chuyển giao kỹ thuật về cơ giới hóa gắn với người sản xuất, các doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề về tăng năng suất lao động gắn với thế mạnh liên kết vùng.
Thứ trưởng cũng bày tỏ băn khoăn về việc phân bố ngành hàng, sản xuất gắn theo đơn vị hành chính. "Quy hoạch cần phân bố vùng sản xuất theo nhu cầu sản xuất từng ngành hàng chủ lực, nhu cầu liên kết, theo thế mạnh từng theo vùng và sẽ có những trung tâm động lực, điều phối liên kết vùng. Nếu quy hoạch sản xuất gắn với đơn vị hành chính thì có thể không thành công. Bởi nhu cầu sản xuất và thị trường mới quyết định cái này," Thứ trưởng Nam phân tích.
Bên cạnh đó, phân bổ vùng sản xuất phải gắn với hệ thống hạ tầng đường bộ, đường thủy, cảng sông, cảng biển.
Văn hóa là "sức mạnh mềm" để phát triển vùng
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh vai trò, vị trí đặc biệt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những trọng điểm về đảm bảo quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa-xã hội của đất nước.
Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều ưu tiên, trong xây dựng chính sách, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội Đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2016-2020 tỷ trọng ngân sách của Trung ương đầu tư cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 17%). Mặc dù đạt nhiều kết quả trong phát triển, tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long chưa khai thác hết tiềm năng, đầu tư chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế của vùng. Đặc biệt, đầu tư cho hạ tầng giao thông chưa cao so với các vùng khác.
"Vì vậy, việc sớm xây dựng, thẩm định, phê duyệt để triển khai đồng bộ Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng để định hướng, xác định được trọng tâm, trọng điểm thu hút nguồn lực đầu tư phát triển trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế của vùng," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu đơn vị chủ trì (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và đơn vị tư vấn lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đặc biệt chú trọng hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối đồng bộ, thông suốt. Giai đoạn tới đây, từ nay đến 2030, hệ thống hạ tầng giao thông của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có bước phát triển đột phá, vượt bậc.
Phó Thủ tướng đề nghị rà soát, cập nhật đầy đủ các Quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gồm các quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, sân bay, đường thủy nội địa) vào quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể, ưu tiên phát triển hệ thống đường cao tốc có ý nghĩa chiến lược của vùng. Trước mắt ngay trong thời gian từ nay đến 2025 sẽ triển khai đầu tư các tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau; Sóc Trăng-Châu đốc-Cần Thơ-Trần Đề (khoảng 400km). Đồng thời, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống đường bộ ven biển, cảng biển (trong đó có Cảng Trần Đề) và giao thông thủy, hạ tầng hàng không, hệ thống các công trình dịch vụ-hậu cần nhằm giảm chi phí logistics, hỗ trợ hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản của vùng.
Đồng thời, cập nhật các quy hoạch hạ tầng năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo bảo đảm phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, hạn chế tối đa đầu tư đường dây truyền tải.
Phó Thủ tướng cho biết hiện Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo sát sao để có thể hoàn thiện, phê duyệt Quy hoạch Điện VIII trong thời gian sớm nhất.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đặc biệt lưu ý Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần rà soát, bổ sung thêm các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. “Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nếu không có giải pháp cụ thể, quy hoạch đúng đắn thì sau này, thiệt hại sẽ rất lớn,” Phó Thủ tướng lưu ý.
Bên cạnh đó, Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng cần chú ý hệ thống phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục), bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa, các công trình văn hóa, di tích lịch sử cách mạng.
Nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11 rằng "văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội," Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh việc, giữ gìn và phát huy các di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa của từng địa phương và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tạo ra “sức mạnh mềm” trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung, du lịch, dịch vụ nói riêng.
Sau cuộc họp này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ để có thể phê duyệt trong tháng 12/2021.
Đồng thời, các cơ quan chức năng chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thông tin, tuyên truyền về nội dung Quy hoạch đến doanh nghiệp, người dân ngay sau khi được Thủ tướng phê duyệt; từ đó vừa tạo đồng thuận, vừa để người dân, doanh nghiệp chủ động huy động nguồn lực tham gia thực hiện Quy hoạch./.
Theo Vietnam +
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh