Bí quyết thu tiền tỷ của chị Huyền “gà”
Thất bại thì làm lại
Con đường khởi nghiệp làm giàu của chị Vũ Thị Thanh Huyền (khu 7, xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) trải qua không ít gian nan. Trò chuyện mới biết chị từng tay trắng vì nuôi lợn thất bại. Nhưng thay vì buông xuôi chị lại tìm thấy cơ hội từ chăn nuôi gà.
Chị Huyền kể: Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Tiên Phú (huyện Phù Ninh) năm 1997, chị về xã Trung Giáp (huyện Phù Ninh) làm dâu. Dù 2 bên gia đình không ai chăn nuôi lớn, nhưng nhờ kiến thức mà cả 2 vợ chồng học được từ ngành Thú y, nên gia đình đã tập trung đầu tư vào chăn nuôi lợn và bán cám để khởi nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian dài chăn nuôi lợn không hiệu quả, gia đình chị đã quyết định chuyển hướng sang chăn nuôi gà.
Nhờ vốn từ việc kinh doanh cám, cộng với bán hết số lợn được khoảng hơn 1 tỷ đồng, gia đình chị đã làm chuồng trại khoảng 1.000m2, nuôi 3.000 con gà mái đẻ. Nhận thấy mô hình chăn nuôi gà có lãi, năm 2017, chị Huyền tiếp tục mở rộng quy mô chuồng nuôi lên 5.000m2. Đến nay, diện tích chuồng trại nuôi gà của gia đình chị đã lên đến 20.000m2.
“Cùng với nuôi gà mái đẻ, gà thịt, cũng từ năm 2017, gia đình tôi đầu tư lò ấp trứng để bán gà giống. Từ 1 - 2 lò ban đầu, đến nay gia đình đã có 13 lò ấp, với số gà con xuất ra thị trường hằng tháng trên 200.000 con giống. Nếu về lượng gà nuôi, lò ấp trứng gà con, mô hình của gia đình tôi đến nay đứng nhất nhì tỉnh Phú Thọ”, chị Huyền tự hào cho biết.
Giờ đây, chị Huyền đã khẳng định tên tuổi từ nghề nuôi gà. Đến xã Trung Giáp chỉ cần hỏi đến tên “Huyền Kiểm” hay Huyền “gà”, Kiểm “gà” thì ai ai cũng biết. Từ mô hình nuôi gà, vợ chồng chị Huyền không chỉ có doanh thu “khủng”, mà còn xây dựng được cơ ngơi khang trang.
Những sản phẩm của chị có thị trường không chỉ ở trên địa bàn huyện mà còn mở rộng ra các huyện lân cận. Thậm chí, nhiều thương lái ở Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái cũng biết tiếng tìm về đặt hàng. Ngoài cung cấp gà thịt cho thị trường, chị còn cung cấp trứng sạch cho nhiều địa phương trong huyện, tỉnh. Mô hình chăn nuôi gà của gia đình chị đem lại tổng doanh thu đạt 13 - 14 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí thu lãi từ 3 - 4 tỷ đồng/năm.
“Xác định gắn bó với nghề chăn nuôi, nên sau khi học hết cấp 3, hai đứa con của tôi cũng theo học Trung cấp Thú y. Hiện các cháu cũng đã ra trường, về phụ giúp đắc lực cho mô hình chăn nuôi gà của gia đình”, chị Huyền vui vẻ kể.
Chăn nuôi chất lượng cao
Liên tục mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi và gặt hái thành công, bí quyết của nữ nông dân Thanh Huyền là đầu tư chuồng trại hiện đại và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Chị Huyền cho biết, hệ thống chuồng trại nuôi gà của gia đình chị đặt ở vị trí xa khu dân cư, được thiết kế kiên cố, hiện đại với tường xây, có hệ thống chiếu sáng, thông gió để luôn duy trì nhiệt độ phù hợp. Với cách thiết kế này, không chỉ đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh mà còn hạn chế được dịch bệnh cho gà. Vì vậy mà qua nhiều năm, trang trại nuôi gà của gia đình chị chưa bị bệnh dịch.
Không chỉ dựa vào thiết bị hiện đại, chăn nuôi gà cũng đòi hỏi sự cẩn trọng. “Tùy trọng lượng của gà sẽ cho lượng thức ăn phù hợp. Không nên cho ăn quá nhiều vì gà sẽ béo, đẻ trứng kém, gây lãng phí thức ăn. Còn nếu cho ăn ít thì gà gầy, kém phát triển. Gà sợ nóng, nên cần giữ nhiệt độ mát, ổn định. Đặc biệt, để gà giống đẹp, khỏe mạnh, trứng nở đều, gia đình tôi áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo”, chị Huyền chia sẻ.
Theo lãnh đạo Hội ND huyện Phù Ninh cho biết, mô hình trang trại nuôi gà thịt, gà đẻ trứng và ấp trứng, bán gà giống của gia đình chị Vũ Thị Thanh Huyền là mô hình tiêu biểu không chỉ của huyện mà của cả tỉnh Phú Thọ. Chị Huyền cùng với nhiều nông dân khác trên địa bàn đã tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa, hướng đến mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sạch, chất lượng cao..
Tấm lòng vì cộng đồng
Không chỉ năng động, sáng tạo trong làm ăn, phát triển kinh tế, chị Vũ Thị Thanh Huyền cũng là tấm gương về tinh thần sẻ chia, hỗ trợ những nông dân gặp khó khăn có cơ hội vươn lên. Tại địa phương, có nhiều nông dân gặp khó khăn về vốn đã được gia đình chị Huyền hỗ trợ trong việc bán chịu cám, con giống và hướng dẫn kỹ thuật. Nhờ đó, nhiều người đã có kinh tế khá giả.
Ngoài ra, trang trại của gia đình chị Huyền còn giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 10 lao động thường xuyên với thu nhập ổn định trên 7 triệu đồng/tháng/người, cùng 5 lao động thời vụ với số tiền 200.000 đồng/ngày. Đồng thời, chị Huyền cũng luôn tích cực tham gia ủng hộ các phong trào thi đua do khu, xã phát động, đặc biệt là quyên góp, ủng hộ các quỹ vì người nghèo, nhân đạo tại địa phương.
Ngoài cung cấp gà thịt cho thị trường, chị còn cung cấp trứng sạch cho nhiều địa phương trong huyện, tỉnh. Mô hình chăn nuôi gà của gia đình chị đem lại tổng doanh thu đạt 13 - 14 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí thu lãi từ 3 - 4 tỷ đồng/năm.
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
- Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máyChiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương... chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng Năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành'Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phíBan Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
-
An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dânChiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang”.
-
Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOPSau thời gian triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), đến nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã có 33 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 31 sản phẩm OCOP 3 sao.
-
Thanh Hóa sẽ có thêm 2 huyện nông thôn mới nâng caoNăm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm ít nhất 01 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 02 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận. Đến nay hầu hết các mục tiêu đặt ra đều vượt.
-
Một số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật cần lưu ýMột số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 sẽ được chuyên gia lĩnh vực Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp như sau.
-
Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ SơnVượt qua hơn 300km trong tiết trời lạnh giá, đoàn cán bộ Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân phường Nghi Hải, Nghi Hòa (Cửa Lò) cùng các mạnh thường quân đã đến thăm và trao quà cho các hộ gia đình, trường học nơi miền biên viễn Kỳ Sơn.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội