Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Liên kết làm giàu bằng nuôi con đặc sản

07:02 13/09/2021 GMT+7
Rời TP. Hồ Chí Minh về Đắk Lắk lập nghiệp, anh Lưu Văn Đức (Buôn Cuôr, xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar) đã tìm ra hướng phát triển kinh tế từ nuôi gà Mông đặc sản. Anh còn đứng ra vận động thành lập hợp tác xã để hỗ trợ người nuôi gà liên kết từ khi nuô
Anh Lưu Văn Đức giới thiệu về sản phẩm gà Mông tới khách hàng. Ảnh T.Mai.

Nhìn ra cơ hội từ con đặc sản

Về Đắk Lắk lập nghiệp từ năm 2005, anh Lưu Văn Đức nhận thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp từ vùng đất này. Anh nhận thấy, Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp tự nhiên. Do đó, nếu đầu tư mô hình chăn nuôi gà Mông “thịt đen, xương đen” nuôi thả trên đồng cỏ, bên trên là vườn cây ăn trái, với rất nhiều cây thảo dược mọc tự nhiên trong vườn sẽ là một mô hình để phát triển kinh tế cho gia đình.

Bắt tay vào thực hiện ý tưởng, bước đầu với số vốn ít ỏi, anh mua được 1,2ha đất nông nghiệp. Trong một năm, anh tiến hành cải tạo đất và trồng nhiều loại cây ăn trái, kết hợp nuôi thả giống gà Mông để gây dựng kinh tế gia đình.
Tháng 5/2008, sau khi tìm hiểu một số mô hình chăn nuôi, anh Đức mua 200 con gà giống Mông từ các tỉnh miền núi phía Bắc về nuôi và sau đó tự gây dựng con giống. “Ban đầu tôi chọn mua con giống từ các tỉnh miền núi phía Bắc, sau đó tôi tự tìm hiểu kiến thức về chăn nuôi nên đã tự gây dựng được con giống” anh Đức nói.

Nhờ biết chọn con giống tốt, lại tự phối trộn thức ăn cho gà bằng các sản phẩm nông nghiệp có sẵn nên đàn gà của anh phát triển tốt. Anh cũng thường xuyên tiêm chủng cho gà theo quy định, nghiêm túc thực hiện quy chuẩn về vệ sinh chuồng trại nên gà nuôi tránh được các dịch bệnh.

Với đặc điểm dễ chăm sóc, đầu tư ít vốn và tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, gà giống Mông mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với gà nuôi thông thường. Đến tháng 9/2008 trang trại đã xuất bán lứa gà đầu tiên. Anh Đức nhẩm tính: Với giá bán 120.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, thu lãi hơn 50 triệu đồng. Trong khi nuôi gà Mông dễ chăm sóc, đầu tư ít vốn, tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn nên giá trị kinh tế cao gấp 2 lần so với giống gà nuôi thả vườn khác.

Từ hiệu quả bước đầu, anh Đức đã quyết định mở rộng mô hình sản xuất với tổng diện tích 3ha để sản xuất chăn nuôi với quy mô trên 9.000 con gà thương phẩm. Đến nay, trang trại đem lại doanh thu mỗi năm trên 600 triệu đồng cho gia đình anh. Cũng từ trang trại này, hàng năm gia đình anh Đức đã giúp đỡ từ 2-5 hội viên nghèo trong buôn về con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi. Trang trại còn tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho 5 lao động tại địa phương có thu nhập từ 4,5 đến 5 triệu đồng/lao động/tháng.

Anh Đức tại trang trại nuôi gà.

Liên kết, tương trợ mở rộng quy mô

Tìm ra hướng làm giàu cho gia đình, đồng thời anh Đức còn mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều người và hình thành vùng chăn nuôi gà Mông bền vững. “Từ kết quả sản xuất mô hình chăn nuôi hiệu quả của gia đình, tôi mong muốn hình thành được chuỗi liên kết sản xuất giống gà Mông mang tính đặc trưng của người dân tộc thiểu số, kết hợp với mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp, phục vụ tại chỗ cho khách món ăn đặc trưng vùng miền của người Tây Nguyên” anh cho biết.

Từ suy nghĩ đó, tháng 8/2018, anh Đức đã đứng ra vận động một số nông dân thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và thương mại dịch vụ Đại Phúc với 9 thành viên, số vốn ban đầu là 765 triệu đồng. HTX hoạt động theo nguyên tắc “4 chung”: Chung giống, chung kỹ thuật, chung nguồn thức ăn và chung giá bán.

Việc tuân thủ nguyên tắc “4 chung” đã giúp việc chăn nuôi gà của các thành viên HTX phát triển đồng đều cả về trọng lượng và chất lượng. Đây là tôn chỉ và cũng là chìa khóa mở ra thành công cho các thành viên HTX Đại Phúc trong thời gian qua. Nhờ đó, sản phẩm gà đen của HTX đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt 1 năm 2020.

Để có sản phẩm gà Mông an toàn đến tay người tiêu dùng, ngay khi thành lập HTX, với vai trò là Chủ tịch HĐQT HTX, anh Đức đã định hướng chiến lược phát triển của HTX: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gà Mông gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm; xây dựng kế hoạch cung ứng sản phẩm ra thị trường. Cho đến nay, với sự nỗ lực của bản thân và tập thể HĐQT, anh Đức tự hào khi HTX đạt được mục tiêu đề ra.

Đến nay, HTX đã xây dựng khu chăn nuôi đúng quy hoạch của địa phương, được Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Các sản phẩm nông sản của HTX được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Trên mỗi sản phẩm của HTX có mã QR tem truy xuất nguồn gốc, đăng ký mã số mã vạch sản phẩm rõ ràng. HTX đã chủ động nguồn con giống, thức ăn để cung ứng cho các thành viên và nông dân trong xã. Quy trình, kỹ thuật nuôi cũng được 100% thành viên HTX, nông dân liên kết cùng nhau áp dụng đồng bộ theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để ổn định thị trường tiêu thụ, HTX đã liên kết với các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đắk Nông, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… để tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên và nông dân trong xã. Bình quân mỗi tháng, HTX cung ứng ra thị trường khoảng 2.500 con gà với giá bán ổn định 110.000 đồng/kg, đã tạo điều kiện cho các thành viên của HTX và nông dân trong xã có được mức thu nhập tương đối ổn định và có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Hiện nay, các sản phẩm nông sản của HTX thường xuyên được các ban, ngành và Hội ND tỉnh chọn giới thiệu trong các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Không chỉ chăm lo, hỗ trợ các xã viên phát triển kinh tế, HTX còn liên kết với 4 hộ nông dân và giúp 10 hộ nghèo trong xã về con giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Hàng năm, HTX luôn hỗ trợ và tham gia các phong trào Hội đoàn thể tại địa phương, quan tâm, giúp đỡ hộ nghèo, những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 3 triệu đồng.

Từ ý chí quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp, anh Lưu Văn Đức đã tạo thêm sinh kế cho người dân trên vùng cao nguyên Đắk Lắk. Tư duy làm nông thời 4.0 đã làn tỏa với tinh thần hợp tác, liên kết đã giúp người chăn nuôi vững tâm phát triển quy mô, vượt qua khó khăn do đứt gãy chuỗi tiêu thụ bởi Covid-19.

“Tạo được thương hiệu và uy tín với khách hàng bí quyết là việc tuân thủ nguyên tắc “4 chung” mà HTX đưa ra đã giúp cho việc chăn nuôi gà Mông của các thành viên HTX phát triển đồng đều cả về trọng lượng, chất lượng, nâng cao uy tín và thương hiệu sản phẩm”.
Anh Lưu Văn Đức.

Mai Thy

TỪ KHÓA #làm giàu
  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".