“Năm cọp” về thăm mô hình nuôi rắn hổ
Những ngày này, dù còn mang dư âm của Xuân và Tết, anh Trần Văn Toàn ở xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu vẫn không quên chăm nom hàng trăm con rắn hổ đất đang khoanh mình trong những chuồng xi măng, bên trên có nắp đậy kiên cố để rắn không thể thoát ra ngoài. Chuồng nào có rắn đẻ thì anh Toàn lại dùng kẹp thu gom trứng để đưa vào máy ấp nhân tạo nhằm tạo thêm nguồn con giống.
Anh Toàn cho biết, cách đây khoảng 10 năm anh bắt ngoài thiên nhiên được vài con rắn hổ đất. Do rắn còn nhỏ nên anh bỏ vào khạp nuôi thử. Không ngờ loài rắn này dễ nuôi và lớn rất nhanh. Thấy vậy, anh Toàn không bán mà tìm cách cho rắn sinh sản để gây đàn, rồi xây chuồng trên diện tích đất khoảng 100 m2 để nuôi.
Từ vài con rắn hổ đất ở buổi đầu, càng về sau đàn rắn của anh càng sinh sôi, đông đúc hơn. Rắn con nuôi khoảng 1 năm thì cho trọng lượng hơn 1kg và có thể xuất bán. Những năm gần đây, năm nào anh cũng xuất bán hàng trăm con rắn hổ đất thương phẩm với trọng lượng mỗi con từ hơn 1 - 4 kg, thu về hàng trăm triệu đồng.
“Một năm, một con rắn trưởng thành đẻ một lần được 18-20 trứng thì tỷ lệ ấp nở đạt cũng khoảng 70%. Khi rắn đẻ xong lấy trứng ra cho máy ấp. Mỗi năm thì tôi bán rắn thịt, còn rắn giống chủ yếu tạo ra nuôi, chưa có bán rắn giống. Hàng năm xuất chuồng khoảng 200 - 300 con. Có thời điểm bán được 750.000 - 800.000 đồng/kg. Rắn càng to thì giá càng cao” - anh Toàn chia sẻ.
Việc nuôi, chăm sóc rắn hổ đất không mất nhiều thời gian. Nguồn thức ăn cho rắn cũng dễ tìm như ốc, chuột, nhái, cóc, đặc biệt là cá rô phi ở Phước Long có rất nhiều và được bán với giá rất rẻ. Trung bình một con rắn hổ đất nặng khoảng 2 kg một lần ăn khoảng 4 con cá rô phi và sau 1 tuần mới ăn tiếp.
Do chi phí nuôi rắn hổ đất thấp nhưng giá thành rắn thương phẩm được thương lái thu mua cao, người nuôi thu được lợi nhuận nhiều nên không chỉ có những hộ dân ở xã Vĩnh Phú Tây mà còn có nhiều hộ dân ở các địa phương khác trong huyện Phước Long thực hiện mô hình này.
Ông Nguyễn Tấn Đạt- Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phước Long, huyện Phước Long cho biết: “Rắn hổ thì thức ăn chủ yếu là cá rô phi, cho nên bỏ chi phí ít nên lợi nhuận nhiều. Nuôi rắn hổ không tốn diện tích đất, chỉ xây hồ chừng 10 - 20 m2 là nuôi số lượng nhiều. Trên địa bàn thị trấn thì hộ nuôi rắn cũng khoảng 15 hộ, số lượng nuôi một hộ cũng vài trăm con”.
Theo ông Trương Phước Hiền- Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu: Hiện toàn huyện có hơn 90 hộ nuôi nuôi rắn hổ đất với tổng đàn từ 8.000 - 10.000 con/năm. Đây là mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với người trực tiếp thả nuôi và dân cư xung quanh. Do vậy, bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, quản lý bà con đảm bảo an toàn trong khâu chuồng trại để rắn không thoát ra ngoài gây nguy hiểm cho người dân.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn hỗ trợ bà con thực hiện các thủ tục đúng theo qui định bởi đây là loài động vật gây nuôi có điều kiện nên khi nuôi phải được ngành chức năng cấp phép.
“Bà con tận dụng những khu đất xung quanh nhà xây dựng chuồng để nuôi, có những hộ nuôi nhiều nhất khoảng 2.000 con, có những hộ nuôi ít nhất cũng vài chục con. Bà con thấy mô hình con rắn hổ đất này đem lại hiệu quả cho nên bà con tiếp tục nhân rộng. Khi bà con thực hiện cái mô hình nuôi rắn này thì bà con phải đăng ký với Chi cục kiểm lâm tỉnh thì Chi cục xuống thẩm định nếu đạt yêu cầu mới cho nuôi. Đây là động vật hoang dã quý hiếm cho nên khi gây nuôi phải đảm bảo đạt yêu cầu theo các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định, nhất là Nghị định 06 của Thủ tướng Chính phủ” - ông Hiền cho biết.
Phước Long là huyện đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được công nhận nông thôn mới. Từ phong trào xây dựng nông thôn mới, những năm qua huyện này đã hình thành nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa-tôm, mô hình nuôi cá sấu, le le, vịt trời, rắn ri voi, rắn ri cá, rắn hổ đất…
Việc mạnh dạn thay đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp theo hướng “thuận thiên” đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây. Hiện nay, người dân trong huyện có thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 73 triệu đồng/người/ năm và đang phấn đấu trong năm nay nâng thu nhập lên hơn 80 triệu đồng/người/năm./.
Theo VOV
-
Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp -
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng
- Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
-
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIIITrung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
-
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH TW Đảng khóa XIIIChiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa